Những di sản vật thể và phi vật thể khu vực Hồ Tây

Lam Sơn 14:23 27/05/2015

HNP - Hồ Tây nằm ở vị trí phía Tây Bắc trung tâm kinh thành, được hình thành do sông Cái (sông Hồng ) chuyển dòng. Đến nay, Hồ Tây là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích khoảng 500ha, chu vi 18km. Hồ Tây từng là thẳng cảnh nổi tiếng trên đất Thăng Long, là nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều tao nhân mặc khách.

Mênh mang sóng nước hồ Tây (Ảnh: Phương Anh)

Dưới thời Vĩnh Hựu (1735-1739), một nhà thơ đã có tập Tây Hồ Bát Cảnh, ca ngợi 8 cảnh đẹp của vùng đất Tây hồ.

Bến Trúc Nghi Tàm: Theo Tây Hồ chí, nơi đây gọi là Nha trúc lâm vì vào thời vua Hùng, đất này có tre đằng ngà mọc thành rừng, phía ngoài cỏ rậm quanh hồ. Xưa kia, công chúa Từ Hoa con Vua Lý Thần Tông lập Trại Tàm Tang để trồng dâu nuôi tằm, đến thời Trần đổi thành Trại Tích Ma. Thời Hậu Lê, Trịnh Giang đổi thành Nghi Tàm và cho mở một bến tắm ở đây. Hàng năm, các Chúa Trịnh cùng cung nữ lên Bến Trúc nghỉ ngơi và tắm mát. Trải qua bao nhiêu biến thiên của thời gian và lịch sử, Bến Trúc Nghi Tàm nay không còn nữa.

Rừng bàng Yên Thái: Thời Lê Trung Hưng, các Chúa Trịnh cho trồng rất nhiều cây bàng ở Làng Võng Thị, Yên Thái để lấy bóng mát. Có đến hàng ngàn cây, rợp một góc hồ, khi giao mùa Thu- Đông, rừng bàng đổi sắc lá xanh- đỏ, từ xa trông rất đẹp mắt. Rừng bàng Yên Thái đã tạo thành một thắng cảnh của Hồ Tây. Sau này, Vua Lê Chiêu Thống đã ra lệnh phá bỏ khu rừng này.

Đàn Thề Đồng Cổ: Đền được lập ở làng Thụy Chương từ thời Lý dưới lệnh Vua Lý Thái Tông (1028-1054). Kiến trúc gồm 2 tầng, tầng dưới để Vua ngự mỗi khi đến thăm, tầng trên để thờ thần Đồng Cổ. Đền Đồng Cổ còn tồn tại đến ngày nay.

Phật say Làng Thụy: Xưa kia, làng Thụy Chương có một ngôi chùa nhỏ không biết được xây dựng vào thời gian nào. Đến thời Lê Trung Hưng thì ngôi chùa này đổ nát, chỉ còn sót lại pho tượng trong tư thế tay chống gậy, chân khập khiễng, trông liêu xiêu như người say rượu. Người dân làng Thụy Chương cũng có nghề nấu rượu nổi tiếng, nên người ta bảo rằng pho tượng Phật kia suốt ngày uống rượu và say khướt. Tương truyền, cuối thời Lê, Trạng Quỳnh đã tới làng này uống rượu mua vui, nhìn thấy pho tượng này nên làm thơ trêu đùa:


Ông đứng chi mà đứng mãi đây

Dập dềnh như tỉnh lại như say
Vãi  nào đã chuốc cho ông rượu
Còn có cho vay một nậm đầy.


Từ đó, dân làng Thụy Chương và du khách khắp nơi thường mang rượu đến cúng hoặc chén thù tạc vào Mùng Một, ngày Rằm. Về sau, tượng Phật đã thất lạc, nay không còn.

Sâm cầm rợp bóng: Sâm cầm là một loại chim di cư. Tới mùa Đông, khi trời se lạnh, từng đàn sâm cầm hàng ngàn con, đầu và cổ đen, mỏ hồng từ phương Bắc bay đến tránh rét, bơi kiếm ăn trên hồ Tây. Đến mùa nắng ấm, Sâm Cầm lại bay về phương Bắc. Chim Sâm Cầm với ý nghĩa loài chim thịt bổ như sâm nên hay bị săn bắt.

Đồng bông Nghi Tàm: Làng Nghi Tàm không những nổi tiếng với việc công chúa Từ Hoa (thời Lý) lập trại trồng dâu nuôi tằm, mà còn nổi tiếng bởi nghề trồng hoa. Hoa tươi Nghi Tàm một thời được dùng làm đồ tiến Vua, tiến Chúa. Tây Hồ chí còn gọi vùng này là vùng hoa điền- ruộng hoa. Bên cạnh làng Nghi Tàm còn có một số làng khác cũng trồng hoa như Nhật Tân Quảng Bá, Tây Hồ, Yên Phụ, Võng Thị nhưng từ thời Tây Sơn trở đi, nghề trồng hoa đã bị bỏ. Khoảng đồng ruộng bên Chùa Kim Liên của Làng Nghi Tàm gọi là Đồng bông.

Chợ đêm Khán Xuân: Khán Xuân là tên phường xưa, thuộc phía Nam Hồ Tây, nay thuộc khu Phủ Chủ Tịch, Công viên Bách Thảo. Ở đây có Núi Khán Sơn, trên núi lập miếu thờ Thần Cẩu Mẫu (Chó mẹ), từ thời Lý và miến thờ Huyền Trân Hắc Đế. Chúa Trịnh Giang cho lập một ly cung, các dãy nhà có hàng xung quanh. Vào mùa Hè, đêm đêm, Chúa Trịnh ra cung này nghỉ, các nội thần và cung nữ bày hàng bán và hát xướng suốt đêm. Trải qua bao biến cố thăng trầm, đến nay, chợ đêm Khán Xuân không còn.

Tiếng đàn Hành cung: Thời Lê -Trịnh, Phật giáo suy đồi, cùng với thế lực to lớn của Phủ Chúa. Các Chúa Trịnh đã biến Chùa Trấn Quốc thành Hành cung, khiến vẻ tôn nghiêm của nơi đây bị xâm phạm. Nơi đây, Chúa Trịnh tuyển trong các cung nữ những người đàn hay, hát giỏi, múa khéo để mua vui. Đặc biệt, ở Hành cung có mỹ nữ họ Hà đàn rất giỏi, được Chúa yêu chiều. Tới thời Lê mạt thì Hành cung suy tàn.

Vãng cảnh chùa Trấn Quốc (Ảnh: Phương Anh)


Các di tích lịch sử quanh khu vực Hồ Tây:

Chùa Trấn Quốc: nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến thời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời nhà Lý) và điện Hàn Nguyên (thời nhà Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng. Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho tổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ thời vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay. Chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu hút nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan.

Chùa Kim Liên “bông sen ven Hồ Tây” (Ảnh: Phương Anh)

Chùa Kim Liên là ngôi chùa nằm trên một doi đất bằng phẳng trong thôn Nghi Tàm, xã Quảng An. Tấm bia trong chùa dựng thời vua Lê Nhân Tông ghi rõ “năm Thái Hòa thứ nhất (tức năm 1443) dựng chùa, gọi là chùa Đại Bi”. Năm 1771, đời Lê Cảnh Hưng, chùa được trùng tu, sửa chữa lớn và mang tên Kim Liên tự, là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam.

Chùa Tảo Sách (Linh Sơn tự) tọa lạc tại số 386, đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ. Chùa thuộc phái Tào Động, khởi nguồn từ Thiền sư Thủy Nguyệt, Trưởng môn phái Tào Động truyền thụ đệ tử trụ trì các chùa quanh Hồ Tây. Năm 1993, chùa được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ngoài việc thờ Phật, chùa Tảo Sách còn là cơ sở sinh hoạt của hội Hoa Nghiêm. Chùa có 42 câu đối, 23 bức đại tự, 2 quả chuông, 24 văn bia.

Chùa Thiên Niên (Thiên Niên cổ tự) còn được gọi là chùa Trích Sài nằm ngay sát bên Hồ Tây, thuộc làng Trích Sài, phường Bưởi. Theo truyền thuyết, chùa ra đời thời Lý Nam Đế (544-548). Nơi này, thời vua Lê Thánh Tông, tặng cho các cung nữ để làm đất sinh nhai. Đặt tên là Thiên niên, ý nói được ban lâu dài. Tại Trang Thiên Niên này, đến thời Minh Mạng (1820-1841), thì xây chùa và mang tên Thiên Niên tự từ đó. Chùa thờ Phật và thờ bà chúa dệt Lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô, thứ phi của vua Lê Thánh Tông, đã từng truyền nghề dệt lĩnh cho nhân dân trong vùng.

Chùa Bà Đanh tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ở làng Thụy Chương, Hà Nội. Vì để tránh húy miếu vua Thiệu Trị nên sau này Thụy Chương phải đổi thành Thụy Khuê. Vào thời đó, viện Châu Lâm được dùng làm chỗ ở cho những người Chiêm Thành được đưa về sau các cuộc chiến tranh, còn chùa Châu Lâm là nơi dành cho họ cúng lễ. Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã chiếm khu vực đất này để lập trường Trung học bảo hộ (1907), nay là trụ sở của trường trung học Chu Văn An, vì thế chùa Châu Lâm phải dời về phía Tây Nam, ở cuối làng và đổi sang tên mới là chùa Phúc Lâm. Theo tục truyền, Bà Đanh là một người đàn bà đã có công dựng lên chùa này, vì thế mà ngôi chùa mang tên bà. Từ khi viện Châu Lâm bị bãi bỏ, số người đến lễ bái chùa này ngày một ít đi. Chính vì thế không khí ngôi chùa này ngày càng vắng vẻ nên ngôi chùa đã trở thành hình ảnh để so sánh “Vắng như chùa Bà Đanh”.

Đền Đồng Cổ: thờ thần Đồng Cổ, nguyên được thờ ở Núi Khả Lao (Thanh Hóa). Thần đã có công nhiều lần báo mộng giúp vua Lý Thái Tông về chính sự và quân sự. Sau khi đánh thắng quân Chiêm Thành trở về, vua đã lập đền thờ thờ thần Đồng Cổ ở kinh đô Thăng Long. Thời Lý, hội thề được tổ chức ngày 25 tháng Hai Âm lịch hàng năm. Nhà vua tập hợp quần thần tới làm lễ tạ ơn Thần Đồng Cổ rồi cùng nhau thề: “ Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung thì thần linh giết chết ”. Tới thời Trần, quy ước về lễ tế vẫn được giữ nguyên, song do hoàn cảnh xã hội thực tế như an ninh quốc gia, quyền lực nhà nước…mà hội thề đổi sang ngày 4 tháng Tư Âm lịch…Tới thời Hồ, Lê, hội thề vẫn được duy trì, nhưng tầm quan trọng về sự thiêng liêng bị giảm dần. Trong chiến tranh Lê – Nguyễn, Tây Sơn, đền đã bị phá hủy. Trong chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đền đã bị chiếm dụng và trở lên hư hỏng nặng. Năm 1992, đền được trùng tu. Ngày nay, dân làng trong vùng mở hội vào ngày 4/4.

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thờ Liễu Hạnh công chúa, một trong bốn vị Thánh tứ bất tử trong tín ngưỡng người Việt.  Theo truyền thuyết, Phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17 nhưng có thể muộn hơn. Phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn hóa cấp bằng Di tích Lịch sử- Văn hóa ngày 13/2/1996.

Đền Quán Thánh (Trấn Vũ Quán), có từ thời Lý Thái Tổ (1010-1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ Thăng Long xưa. Năm Đinh Tỵ, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2, tức đời vua Lê Hy Tông, Trịnh Tạc ủy cho con là Trịnh Căn chủ trì việc xuất của kho để di tạo Trấn Vũ Quán và pho tượng Thánh Trấn Vũ đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông cao 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn tạo trên tảng đá cẩm thạch cao 1,2m. Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống lên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rùa, rắn và kiếm và biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ. Theo sự tích ghi chép ở đền thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần trấn quản phương Bắc đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong bản ghi chép còn có chi tiết, Huyền Thiên Trấn Vũ giúp dân thành Thăng Long trừ tà ma và yêu quái, giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa…

Làng nghề quanh Hồ Tây

Nghề làm giấy (Yên Thái), có từ thế kỷ VIII, IX. Làng giấy Yên Thái còn có tên là làng Bưởi. Người thợ làng Bưởi đã làm ra những loại giấy đặc biệt cho triều đình phong kiến như giấy thị, giấy lệnh. Sản phẩm chủ yếu của làng Yên Thái là giấy bản để in sách hoặc để viết chữ Nho và giấy dó.

Nghề trồng hoa Yên Phụ, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá, Ngọc Hà. Ở đây trồng các loại hoa lay ơn, thược dược, cúc, đồng tiền, huệ, hồng…một số cây trong các dịp Tết: đào, quất và một số cây cảnh phổ biến. Đặc biệt, đào Nhật Tân và quất Quảng Bá là loại cây cảnh phổ biến trong dịp Tết.

Nghề trồng cây thuốc Nam Đại Yên: Theo thần phả của đình làng, vào thời Lý ở thế kỷ 11, có một cô gái tên là Trần Ngọc Tường mới 9 tuổi nhưng giỏi chữa bệnh bằng các loại cây. Cô đã đi theo đội quân của Lý Thường Kiệt trong cuộc chiến chống quân Tống xâm lược và có công cứu chữa cho nhiều binh lính. Ngọc Tường được vua phong là Ngọc Hoa công chúa. Dân làng tôn bà là thành hoàng làng và lập đình thờ.

Nghề đúc đồng Ngũ Xã: Làng Ngũ Xã lập từ 5 làng: Đông Mai, Châu Mỹ, Làng Thượng, Diên Tiên và Dao Niên thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên và Thuận Thành, Bắc Ninh. Ngũ Xã chuyên đúc đồ thờ cúng đặc biệt là các pho tượng đồng như tượng Phật A Di Đà ở chùa Thần Quang, tại làng Ngũ Xã, cao 3,95m, khoảng cách giữa hai đầu gối 3,60m.

Tin đọc nhiều

Đại hội đại biểu Hội Luật gia quận Long Biên khoá IV, nhiệm kỳ 2024-2029

19:26 26/06/2024

HNP - Ngày 26/6, Hội Luật gia quận Long Biên tổ chức Đại hội đại biểu khóa IV, nhiệm kỳ 2024-2029 với nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động Hội trong nhiệm kỳ 2018-2024, đề ra phương hướng trọng tâm nhiệm kỳ 2024-2029; đồng thời bầu Ban Chấp hành quận Hội khoá IV, bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Luật gia thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029.

Triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ

06:39 26/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 1928/UBND-KSTTHC ngày 18/6/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ.

Xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống, phong cách ứng xử

06:37 26/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.

Phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn

21:33 18/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 về việc phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, tỷ lệ 1/500.

Nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân

21:31 18/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 13/6/2024 về việc thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/04/2024 của Thành ủy Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Xem
Thăng Long - Hà Nội: Hành trình nghìn năm đổi thay, phát triển
Thăng Long - Hà Nội: Hành trình nghìn năm đổi thay, phát triển
HNP - Kinh thành Thăng Long xưa - Thủ đô Hà Nội nay là mảnh đất thiêng ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trải qua hơn 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời, nơi đây, đã có rất nhiều thay đổi về mọi mặt, đặc biệt đổi thay về địa danh, địa giới, tổ chức hành chính.
16:18 31/05/2018
Thăng Long tứ Trấn - Dấu ấn lịch sử ngàn năm
Thăng Long tứ Trấn - Dấu ấn lịch sử ngàn năm
HNP - Kinh thành Thăng Long xưa - Thủ đô Hà Nội nay là mảnh đất thiêng ngàn năm văn vật, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trải qua 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời, nơi đây, còn lưu giữ những giá trị truyền thống, những di sản quý báu của dân tộc với hàng loạt các công trình kiến trúc cổ vô giá và độc đáo -  Tiêu biểu phải kể đến “Thăng Long tứ Trấn”.
20:47 28/05/2015
Cổng làng - Một nét xưa còn lại
Cổng làng - Một nét xưa còn lại
HNP - Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành phát triển của làng. Cổng làng là một trong những bộ phận cấu thành không thể thiếu của làng quê cổ truyền vùng Bắc Bộ, là những công trình kiến trúc cổ ngoài giá trị về lịch sử văn hóa, thể hiện hồn quê, cốt cách của mỗi làng xã Việt Nam.
14:24 27/05/2015
Những công trình lịch sử, văn hóa tiêu biểu khu vực hồ Hoàn Kiếm
Những công trình lịch sử, văn hóa tiêu biểu khu vực hồ Hoàn Kiếm
HNP - Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử Hà Nội, nhất là từ thời Lý Trần, với bề dày lịch sử trên 1000 năm. Về tên của Hồ Hoàn Kiếm, gắn với một truyền thuyết đẹp về vua Lê Thái Tổ trả lại gươm thần sau khi dẹp tan giặc Minh, mở ra một triều đại Nhà Lê thịnh trị.
14:23 27/05/2015
Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa
Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa
HNP - Thăng Long - Hà Nội đang sống trong bước ngoặt lịch sử giữa ngàn năm cũ đã qua và ngàn năm mới đang tới. Bước ngoặt lịch sử giữa hai thiên niên kỷ của toàn thể nhân loại cũng là bước ngoặt lịch sử của nhân dân ta trong những năm đổi mới này. Cuộc sống mới không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế mà còn trên toàn bộ đời sống dân tộc.
14:22 13/05/2015
Hà Nội ánh sáng danh nhân
Hà Nội ánh sáng danh nhân
HNP - Khi bước chân ta chầm chậm thả bộ trên những đường phố cổ Hà Nội, ta thấy lòng mình sâu thẳm một chiều sâu thời gian, ta vui thích tự hào vì đang được sống với Hà Nội một nghìn năm văn hiến. Dấu ấn vàng son của kinh thành Thăng Long chẳng phai mờ, tinh hoa của nó đã lẫn vào cuộc sống, từng ngày, từng giờ đơm hoa, kết trái.
14:21 13/05/2015
Cha ông ta cử người đứng đầu Thăng Long - Hà Nội
Cha ông ta cử người đứng đầu Thăng Long - Hà Nội
HNP - Với vị trí trọng yếu - là Kinh đô, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - giáo dục của cả nước (các thời Lý - Trần - Mạc - Lê Sơ - Lê Trịnh...); là đầu mối hành chính của các trấn - tỉnh ở Bắc Thành (từ đầu thời Nguyễn), Thăng Long - Hà Nội luôn được quan tâm quản lý, bởi sự ổn định và phát triển của đô thị này có ảnh hưởng rất lớn đến các mặt chính trị - kinh tế - xã hội của cả nước.
14:02 11/05/2015
Đồ gốm trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê
Đồ gốm trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê
HNP - Cùng những phát hiện quan trọng về các dấu tích kiến trúc, một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong Hoàng cung qua nhiều thời kỳ cũng được tìm thấy.
14:00 11/05/2015
Tin khác
Thống nhất đề nghị công nhận huyện Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Thống nhất đề nghị công nhận huyện Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
HNP - Chiều 22/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đề nghị xét công nhận huyện Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
1 giờ trước
Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh
Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh
HNP - Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2023, định hướng đến năm 2030, Hà Nội đã hoàn thành 8/15 mục tiêu, trong đó có 7 mục tiêu hoàn thành vượt mức; 7/15 mục tiêu đang tiếp tục triển khai thực hiện, trong đó, 1 mục tiêu chưa có hướng dẫn về cách tính và thống kê từ các bộ, ngành.
5 giờ trước
Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi huyện Thanh Trì thành công rực rỡ
Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi huyện Thanh Trì thành công rực rỡ
HNP - Sáng ngày 22/10, huyện Thanh Trì tổ chức Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi (NCT), với sự tham gia của 150 đại biểu đại diện cho hơn 30.330 NCT trên địa bàn. Sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát huy trí tuệ, tiềm năng của người cao tuổi, góp phần xây dựng huyện Thanh Trì và Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.”
5 giờ trước
Quận Đống Đa chọn Đảng bộ phường Quang Trung tổ chức Đại hội điểm
Quận Đống Đa chọn Đảng bộ phường Quang Trung tổ chức Đại hội điểm
HNP - Ban Thường vụ Quận ủy Đống Đa chọn Đảng bộ phường Quang Trung là đơn vị tổ chức Đại hội điểm toàn quận vào tháng 3/2025.
5 giờ trước
Bản giao hưởng hòa bình 2024: Khơi dậy niềm cảm xúc tự hào về mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến
Bản giao hưởng hòa bình 2024: Khơi dậy niềm cảm xúc tự hào về mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến
HNP - Chương trình chính luận nghệ thuật Bản giao hưởng hòa bình 2024 do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), có chủ đề “70 mùa thu vang khúc khải hoàn”, sẽ diễn ra lúc 20h ngày 22/10, tại Nhà hát Hồ Gươm (40 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
5 giờ trước
Làng nghề Bát Tràng hội tụ đủ các yếu tố trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu
Làng nghề Bát Tràng hội tụ đủ các yếu tố trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu
HNP - Trong hai ngày 21 và 22/10, Hội đồng Giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công thế giới đã khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.
5 giờ trước
Công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Thuỷ lợi, phòng chống thiên tai
Công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Thuỷ lợi, phòng chống thiên tai
HNP – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã ký Quyết định số 5477/QĐ-UBND ngày 18/10/2024 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Thuỷ lợi, phòng chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội.
6 giờ trước
Tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
Tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
HNP – Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 22/10/2024 về việc tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6 giờ trước
Tập trung triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy tại các bến khách ngang sông
Tập trung triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy tại các bến khách ngang sông
HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn ký ban hành Văn bản số 3477/BATGT-VP ngày 21/10/2024 về việc tập trung triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy tại các bến khách ngang sông trên địa bàn Thành phố theo kiến nghị của Đoàn kiểm tra liên ngành.
6 giờ trước
Hà Nội tập huấn triển khai thi hành Luật Đất đai 2024
Hà Nội tập huấn triển khai thi hành Luật Đất đai 2024
HNP - Ngày 22/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn về Luật đất đai 2024, Luật Giá 2023 và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.
6 giờ trước