Cha ông ta cử người đứng đầu Thăng Long - Hà Nội

Theo Quân đội nhân dân 14:02 11/05/2015

HNP - Với vị trí trọng yếu - là Kinh đô, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - giáo dục của cả nước (các thời Lý - Trần - Mạc - Lê Sơ - Lê Trịnh...); là đầu mối hành chính của các trấn - tỉnh ở Bắc Thành (từ đầu thời Nguyễn), Thăng Long - Hà Nội luôn được quan tâm quản lý, bởi sự ổn định và phát triển của đô thị này có ảnh hưởng rất lớn đến các mặt chính trị - kinh tế - xã hội của cả nước.

Hồ Hoàn Kiếm - Gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho Rùa thần (Ảnh: Phương Anh)

Trong quản lý Thăng Long - Hà Nội, Nhà nước phong kiến rất coi trọng việc cử người đứng đầu đơn vị hành chính đặc biệt này. Trước hết, Nhà nước phong kiến chọn người trung thành, căn cứ vào hiệu quả công việc để cử người đứng đầu Thăng Long - Hà Nội. Điển hình cho nguyên tắc này là vào thời Trần, chức Đại An phủ Kinh sư phải là người từng trông coi các Lộ (đơn vị hành chính cao nhất ở địa phương lúc đó), sau đó, qua khảo duyệt để cử người có năng lực nhất về trông coi phủ Thiên Trường, rồi lại qua khảo duyệt lần nữa mới được cử về cai quản Kinh đô. Đầu thời Nguyễn, đứng đầu Thăng Long (Án phủ sứ Hoài Đức) đều là các tướng lĩnh xông pha trận tiền. Từ khi tỉnh Hà Nội được thiết lập, một bộ phận lớn các Tổng đốc Hà - Ninh là những võ quan cao cấp, nhiều người thuộc dòng tôn thất, hoặc rất thân tín với vua; bên cạnh những người có học vấn.

Thứ hai, chọn người có học thức, có trình độ. Thăng Long - Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của cả nước, phải xử lý rất nhiều công việc; mà còn là nơi hội tụ nhân tài, có đội ngũ quan lại rất đông đảo, có học thức của các cơ quan trung ương làm việc, mặt bằng dân trí cao hơn nhiều so với các địa phương khác. Vì thế, để quản lý được Thăng Long - Hà Nội, không thể cử những vị quan ít học, trình độ kém; mà phải là những người có học, được đào tạo cơ bản, có năng lực. Mở đầu cho nguyên tắc này là Nguyễn Trung Ngạn (đỗ Hoàng giáp năm Giáp Thìn -1304) làm Kinh sư Đại doãn vào năm Tân Sửu đời Vua Trần Dụ Tông (năm 1341). 12/13 Phủ doãn Phụng Thiên từ thời Lê sơ là các Tiến sĩ; con số tương tự đối với thời Mạc là 6/8 (2 người còn lại là Hương cống); thời Lê - Trịnh là 15/18. Họ là những Tiến sĩ “học thật, thi thật và hầu hết đều trở thành người tài thật”, hay “tài xứng kỳ danh, danh xứng kỳ đức”.

Trong 30 năm đầu thời Nguyễn (1802-1831), việc đào tạo bị gián đoạn, triều đình cử các võ quan nắm giữ chính quyền Thăng Long, song cũng cố gắng lựa chọn những người tương đối có học thức. Sau đó, khi việc giáo dục và khoa cử Nho học ổn định trở lại, triều đình lại cử những người thuộc tầng lớp văn quan, khoa trường, đỗ đạt cao vào bộ máy chính quyền Hà Nội, nhất là với chức Tổng đốc (cai quản cả Hà Nội - Ninh Bình). Từ đời vua Minh Mệnh (1820-1841) trở đi, phần lớn những người đứng đầu chính quyền Hà Nội nếu không là Tiến sĩ thì cũng là Hương cống, Cử nhân. Nhiều người khá nổi tiếng trên văn đàn, chính đàn. Có những thời điểm, triều đình phải cử các võ quan đảm nhiệm chức vụ đứng đầu chính quyền tỉnh Hà Nội, song cũng là người tương đối có học thức hoặc xuất thân từ những gia đình có học.

Thứ ba, chọn người có đức hạnh: Phần lớn những người đứng đầu chính quyền Thăng Long - Hà Nội là những bậc đại khoa, trung khoa, thấm nhuần lí tưởng sống của kẻ sĩ là “Thực vô cầu bão, cư vô cầu an” (người quân tử ăn không cần no, ở không cần sang), gắng tu thân để “Thành danh, lập ngôn, lập công, lập đức”, để “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Do vậy, phần lớn họ là người có đức hạnh, đem hết tài năng của mình phụng sự đất nước, vì sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Nhiều người sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Thăng Long được đề bạt lên Phó tể tướng, Thượng thư, được cử đi sứ. Số người bị giáng chức, cách chức chiếm tỉ lệ rất thấp. Nhiều người thể hiện một nhân cách khẳng khái, cao cả, sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình để bảo vệ Thăng Long, như Lê Giốc, Hoàng Diệu…

Cuối cùng, có chế độ thỏa đáng đối với người đứng đầu chính quyền Thăng Long - Hà Nội. Trừ giai đoạn từ 1831 đến 1888 dưới triều Nguyễn, Thăng Long nằm trong tỉnh Hà Nội - một tỉnh có quy mô lớn cả về diện tích và dân số; còn các thời kỳ, giai đoạn khác, Thăng Long có quy mô nhỏ, song lại là đơn vị hành chính đặc biệt; là đô thị lớn, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, là “bộ mặt quốc gia”; dân cư đa dạng về thành phần xuất thân, hoạt động kinh tế và các mối quan hệ xã hội, nên việc quản lý nó mang nhiều nét đặc thù, có phần phức tạp. Trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền Thăng Long - Hà Nội rất lớn, công việc rất nhiều, không chỉ quan hệ đến đời sống thường ngày của đô thị này mà còn liên quan trực diện với triều đình trung ương và với các địa phương khác. Do vậy, Nhà nước các thời luôn có chế độ thỏa đáng với họ. Phẩm hàm, lương bổng của người đứng đầu chính quyền Thăng Long - Hà Nội ở các thời đều ngang bằng so với người đứng đầu các trấn (tỉnh) lớn, ngay cả trong giai đoạn đầu của triều Nguyễn, Thăng Long không còn là Kinh thành, chỉ là một phủ bình thường (phủ Hoài Đức).

Nghiên cứu việc chọn cử người đứng đầu chính quyền Thăng Long - Hà Nội của cha ông giúp cho chúng ta hiểu được cung cách quản lý một đô thị lớn, giữ vai trò là Kinh đô của đất nước qua gần 800 năm mà còn rút ra được những bài học kinh nghiệm của quá khứ cho việc quản lý thủ đô Hà Nội hiện nay, nhất là việc hình thành bộ máy cùng cơ chế quản lí, đào tạo và sử dụng cán bộ (trong đó có người đứng đầu); góp phần vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô giàu đẹp, hiện đại và văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hiến Thăng Long - Hà Nội.

Tin đọc nhiều

Đại hội đại biểu Hội Luật gia quận Long Biên khoá IV, nhiệm kỳ 2024-2029

19:26 26/06/2024

HNP - Ngày 26/6, Hội Luật gia quận Long Biên tổ chức Đại hội đại biểu khóa IV, nhiệm kỳ 2024-2029 với nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động Hội trong nhiệm kỳ 2018-2024, đề ra phương hướng trọng tâm nhiệm kỳ 2024-2029; đồng thời bầu Ban Chấp hành quận Hội khoá IV, bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Luật gia thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029.

Triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ

06:39 26/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 1928/UBND-KSTTHC ngày 18/6/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ.

Xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống, phong cách ứng xử

06:37 26/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.

Phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn

21:33 18/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 về việc phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, tỷ lệ 1/500.

Nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân

21:31 18/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 13/6/2024 về việc thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/04/2024 của Thành ủy Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Xem
Thăng Long - Hà Nội: Hành trình nghìn năm đổi thay, phát triển
Thăng Long - Hà Nội: Hành trình nghìn năm đổi thay, phát triển
HNP - Kinh thành Thăng Long xưa - Thủ đô Hà Nội nay là mảnh đất thiêng ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trải qua hơn 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời, nơi đây, đã có rất nhiều thay đổi về mọi mặt, đặc biệt đổi thay về địa danh, địa giới, tổ chức hành chính.
16:18 31/05/2018
Thăng Long tứ Trấn - Dấu ấn lịch sử ngàn năm
Thăng Long tứ Trấn - Dấu ấn lịch sử ngàn năm
HNP - Kinh thành Thăng Long xưa - Thủ đô Hà Nội nay là mảnh đất thiêng ngàn năm văn vật, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trải qua 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời, nơi đây, còn lưu giữ những giá trị truyền thống, những di sản quý báu của dân tộc với hàng loạt các công trình kiến trúc cổ vô giá và độc đáo -  Tiêu biểu phải kể đến “Thăng Long tứ Trấn”.
20:47 28/05/2015
Cổng làng - Một nét xưa còn lại
Cổng làng - Một nét xưa còn lại
HNP - Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành phát triển của làng. Cổng làng là một trong những bộ phận cấu thành không thể thiếu của làng quê cổ truyền vùng Bắc Bộ, là những công trình kiến trúc cổ ngoài giá trị về lịch sử văn hóa, thể hiện hồn quê, cốt cách của mỗi làng xã Việt Nam.
14:24 27/05/2015
Những công trình lịch sử, văn hóa tiêu biểu khu vực hồ Hoàn Kiếm
Những công trình lịch sử, văn hóa tiêu biểu khu vực hồ Hoàn Kiếm
HNP - Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử Hà Nội, nhất là từ thời Lý Trần, với bề dày lịch sử trên 1000 năm. Về tên của Hồ Hoàn Kiếm, gắn với một truyền thuyết đẹp về vua Lê Thái Tổ trả lại gươm thần sau khi dẹp tan giặc Minh, mở ra một triều đại Nhà Lê thịnh trị.
14:23 27/05/2015
Những di sản vật thể và phi vật thể khu vực Hồ Tây
Những di sản vật thể và phi vật thể khu vực Hồ Tây
HNP - Hồ Tây nằm ở vị trí phía Tây Bắc trung tâm kinh thành, được hình thành do sông Cái (sông Hồng ) chuyển dòng. Đến nay, Hồ Tây là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích khoảng 500ha, chu vi 18km. Hồ Tây từng là thẳng cảnh nổi tiếng trên đất Thăng Long, là nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều tao nhân mặc khách.
14:23 27/05/2015
Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa
Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa
HNP - Thăng Long - Hà Nội đang sống trong bước ngoặt lịch sử giữa ngàn năm cũ đã qua và ngàn năm mới đang tới. Bước ngoặt lịch sử giữa hai thiên niên kỷ của toàn thể nhân loại cũng là bước ngoặt lịch sử của nhân dân ta trong những năm đổi mới này. Cuộc sống mới không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế mà còn trên toàn bộ đời sống dân tộc.
14:22 13/05/2015
Hà Nội ánh sáng danh nhân
Hà Nội ánh sáng danh nhân
HNP - Khi bước chân ta chầm chậm thả bộ trên những đường phố cổ Hà Nội, ta thấy lòng mình sâu thẳm một chiều sâu thời gian, ta vui thích tự hào vì đang được sống với Hà Nội một nghìn năm văn hiến. Dấu ấn vàng son của kinh thành Thăng Long chẳng phai mờ, tinh hoa của nó đã lẫn vào cuộc sống, từng ngày, từng giờ đơm hoa, kết trái.
14:21 13/05/2015
Đồ gốm trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê
Đồ gốm trong Hoàng thành Thăng Long thời Lê
HNP - Cùng những phát hiện quan trọng về các dấu tích kiến trúc, một số lượng lớn đồ gốm sứ là những vật dụng dùng hàng ngày trong Hoàng cung qua nhiều thời kỳ cũng được tìm thấy.
14:00 11/05/2015
Tin khác
Thống nhất đề nghị công nhận huyện Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Thống nhất đề nghị công nhận huyện Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
HNP - Chiều 22/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đề nghị xét công nhận huyện Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
1 giờ trước
Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh
Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh
HNP - Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2023, định hướng đến năm 2030, Hà Nội đã hoàn thành 8/15 mục tiêu, trong đó có 7 mục tiêu hoàn thành vượt mức; 7/15 mục tiêu đang tiếp tục triển khai thực hiện, trong đó, 1 mục tiêu chưa có hướng dẫn về cách tính và thống kê từ các bộ, ngành.
5 giờ trước
Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi huyện Thanh Trì thành công rực rỡ
Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi huyện Thanh Trì thành công rực rỡ
HNP - Sáng ngày 22/10, huyện Thanh Trì tổ chức Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi (NCT), với sự tham gia của 150 đại biểu đại diện cho hơn 30.330 NCT trên địa bàn. Sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát huy trí tuệ, tiềm năng của người cao tuổi, góp phần xây dựng huyện Thanh Trì và Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.”
5 giờ trước
Quận Đống Đa chọn Đảng bộ phường Quang Trung tổ chức Đại hội điểm
Quận Đống Đa chọn Đảng bộ phường Quang Trung tổ chức Đại hội điểm
HNP - Ban Thường vụ Quận ủy Đống Đa chọn Đảng bộ phường Quang Trung là đơn vị tổ chức Đại hội điểm toàn quận vào tháng 3/2025.
5 giờ trước
Bản giao hưởng hòa bình 2024: Khơi dậy niềm cảm xúc tự hào về mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến
Bản giao hưởng hòa bình 2024: Khơi dậy niềm cảm xúc tự hào về mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến
HNP - Chương trình chính luận nghệ thuật Bản giao hưởng hòa bình 2024 do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), có chủ đề “70 mùa thu vang khúc khải hoàn”, sẽ diễn ra lúc 20h ngày 22/10, tại Nhà hát Hồ Gươm (40 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
5 giờ trước
Làng nghề Bát Tràng hội tụ đủ các yếu tố trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu
Làng nghề Bát Tràng hội tụ đủ các yếu tố trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu
HNP - Trong hai ngày 21 và 22/10, Hội đồng Giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công thế giới đã khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.
5 giờ trước
Công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Thuỷ lợi, phòng chống thiên tai
Công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Thuỷ lợi, phòng chống thiên tai
HNP – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã ký Quyết định số 5477/QĐ-UBND ngày 18/10/2024 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Thuỷ lợi, phòng chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội.
6 giờ trước
Tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
Tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
HNP – Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 22/10/2024 về việc tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6 giờ trước
Tập trung triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy tại các bến khách ngang sông
Tập trung triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy tại các bến khách ngang sông
HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn ký ban hành Văn bản số 3477/BATGT-VP ngày 21/10/2024 về việc tập trung triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy tại các bến khách ngang sông trên địa bàn Thành phố theo kiến nghị của Đoàn kiểm tra liên ngành.
6 giờ trước
Hà Nội tập huấn triển khai thi hành Luật Đất đai 2024
Hà Nội tập huấn triển khai thi hành Luật Đất đai 2024
HNP - Ngày 22/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn về Luật đất đai 2024, Luật Giá 2023 và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.
6 giờ trước