Thành cổ Sơn Tây - nơi hội tụ đủ các giá trị của một di tích quốc gia đặc biệt

Thanh Hải 00:00 28/10/2022

HNP - Thành cổ Sơn Tây, một trong “Tứ trấn thành” bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa, là tòa thành đá ong duy nhất ở Việt Nam được xây dựng vào năm 1822 triều vua Minh Mạng. Theo UBND Thị xã Sơn Tây, trải qua 200 năm, đến nay, Thành cổ vẫn được bảo tồn và lưu giữ nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, quân sự, khoa học… của một di tích quốc gia đặc biệt.

Toàn cảnh Thành cổ Sơn Tây

Giá trị về vị trí, địa điểm
Việc triều đình nhà Nguyễn cho chọn vị trí để xây dựng Thành Sơn Tây thời bấy giờ là quá trình bàn bạc xem xét kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố như: vị trí trung tâm của vùng, thuận lợi về giao thông, phòng thủ, quá trình di chuyển, có vai trò tiềm năng để phát triển văn hóa, là trung tâm kinh tế, chính trị, hậu cần lớn, có nhiều yếu tố phong thủy phù hợp… Chính vì vậy, mà hai lần trước đó, triều đình đã cho đắp thành nhưng ở các vị trí không thích hợp cho việc xây dựng vai trò trung tâm cai trị (lần 1 ở La Phẩm, Ba Vì), lần 2 ở Mông Phụ (Đường Lâm).
Kỳ đài Thành cổ Sơn Tây
Trong lần dò tìm thứ 3 thì vị trí ở đất Minh Nghĩa (Mai Trai - Thuần Nghệ) thời đó đã được lựa chọn và công cuộc đắp thành diễn ra thành công. Triều đình nhà Nguyễn đã cử Thống đốc thập cơ Vũ Văn Thuận đem 2000 quân chính quy ra đây đi kết hợp với dân phu quân lính trong vùng tham gia, với địa thế nằm cạnh sông Hồng rất thuận lợi cho quá trình vận chuyển bằng đường thủy xuôi xuống mạn phía Nam trong đó có Hà Nội hoặc ngược lên các tỉnh, vùng miền Tây Bắc. Đây cũng là vùng có tiềm năng để phát triển kinh tế, văn hóa. Vì thế, sau khi hạ thành, thực dân Pháp đã cho xây dựng 16 khu phố xung quanh các cửa để thu hút bà con thương lái, nhân dân các vùng đến định cư buôn bán làm ăn.
Giá trị về niên đại
Với gần 200 năm tồn tại, nơi chứng kiến những biến động lớn của vùng, gắn với sự phát triển của vùng trung tâm của xứ Đoài - nơi có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế, phòng thủ quân sự, giao thương buôn bán giữa các vùng miền.
Dựa vào niên đại ở Thành cổ, các nhà nghiên cứu và du khách có thể nghiên cứu, hồi tưởng về sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa xứ Đoài, vai trò trung tâm kết nối mảnh đất của Sơn Tây. Từ đây có thể đặt ra nhiều căn cứ  và đưa ra nhiều giả thuyết, suy đoán logic để từng bước khẳng định: Sơn Tây là vùng đất địa linh nhân kiệt, tâm linh tín ngưỡng; trục giao thông thủy bộ thuận lợi, vị trị án ngữ phòng thủ quan trọng phía Tây thành Thăng Long (có thể kể ra hệ thống giá trị văn hóa vật thể, tâm linh tín ngưỡng trên địa bàn như Đông Cung (Đền Và), Làng cổ Đường Lâm với chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự), Văn Miếu Sơn Tây, ấp hai vua, cùng rất nhiều danh nhân khoa bảng, bậc hiền tài Nho học khác.
Cổng Thành cổ Sơn Tây nay đã được bảo tồn
Xung quanh Thành cổ Sơn Tây gắn với sự phát triển kinh tế, giao thông, trao đổi hàng hóa là các khu phố sầm uất. Theo một số tư liệu đã có 16 khu phố được xây dựng, mỗi phố gắn với việc sản xuất, buôn bán một vài mặt hàng thủ công, ẩm thực, mỹ nghệ, nông sản, cây con giống như: phố Hữu Mỹ, phố Hàng Đàn (phố Đinh Tiên Hoàng ngày nay), phố Hàng Nón (nay là phố Phùng Hưng), Hàng Sáo (phố Phạm Hồng Thái)…
Giá trị môi trường sinh thái
Trải qua quá trình tồn tại gần 2 thế kỷ, đến nay, ngoài việc là di sản văn hóa (đã được Bộ văn hóa Thể thao xếp hạng là di tích Quốc gia vào năm 1994) thì Thành cổ Sơn Tây còn có vai trò như một “lá phổi xanh khổng lồ” nằm giữa lòng đô thị, một chiếc ô rộng lớn bốn mùa xanh tươi. Những tán lá cung cấp một lượng oxy vô cùng to lớn, một chiếc máy điều hòa cân bằng không khí ở giữa bốn bề phố xá nhộn nhịp và cuộc sống của các khu dân cư.
Hào nước quanh Thành cổ Sơn Tây với nhiều loài thực vật, sinh vật phong phú
Theo các nhà khoa học về sinh vật, địa chất, môi trường thì 20ha đất và mặt nước hào thành cổ là môi trường rất thuận lợi cho các loài sinh vật sinh sôi, phát triển, bao gồm: động vật ở dưới mặt đất, lòng đất là các loài bò sát, côn trùng, cánh mềm; trên cao là các loài chim; thực vật thì có các loài cây cỏ, hoa lá từ nhỏ đến lớn, là nguồn thức ăn dồi dào và môi trường tốt cho động vật tồn tại… Sự kết hợp của hệ thống cây xanh trong thành với hào nước đã tạo ra một lượng oxy điều hòa quý báu, mà chưa có một một bộ máy móc, dụng cụ nào đo đếm hết được.
Ngoài ra, lúc hạ thành, thực dân Pháp đã khoan thăm dò và tìm ra một mạch nước đá ong rất trong và có trữ lượng lớn trong Thành cổ. Người Pháp đã cho xây dựng trạm bơm nước tại đây để cấp nước sinh hoạt cho các khu dân cư xung quanh. Đến nay, trạm bơm nước này vẫn còn tồn tại và được đưa vào sử dụng (mặc dù đã được sửa chữa, thay thế các thiết bị máy móc mới). Nguồn nước đạt độ tinh khiết cao. Trạm bơm nước này chính thức đi vào hoạt động quy mô từ năm 1922.
Giá trị về kiến trúc thông qua một số tư liệu, thông tin còn lưu giữ
Mặc dù hầu hết các hạng mục công trình đã từng được triều đình cho xây dựng và sử dụng vào các mục đích khác nhau trong Thành cổ. Chúng đã tồn tại một thời gian dài trước khi bị phá hủy bởi các cuộc chiến tranh như: Vọng Cung, Đoan Môn, Kỳ đài, kho hậu cần, trại giam, nhà đốc học, đề ngữ, quân y, các bức tường thành, chòi canh gác… Mỗi công trình đó đều là nơi làm việc sinh sống của các quan lại được phân công các nhiệm vụ cụ thể.
Hiện tại, chỉ còn 2 cổng ở phía Tây và phía Nam (người ta quen gọi là cổng cửa hướng ra phố Nguyễn Thái Học, còn bia đá trên trán cổng khắc chữ Hán Nôm là Nam môn và cổng hướng ra trường cấp 3 cũ - phố Trần Hưng Đạo, trên trán cổng vẫn còn bia đá khắc chữ Hán Nôm là Tây môn) là còn tồn tại, hiện nay, đã được Nhà nước đầu tư kinh phí để làm các giá đỡ kiên cố.
Đoan môn Thành cổ Sơn Tây còn nguyên nét cổ kính
Các công trình trong Thành cổ hiện tại đã được phục dựng, tôn tạo lại theo từng giai đoạn khác nhau như: khuôn viên nhà Vọng Cung, tòa Vọng Cung chồng diềm 8 mái, Đoan môn, Kỳ đài, bức tường thành dài hơn 100m, cao hơn 3m, bức tường bằng đá ong được xếp quanh thành, bức tường đá bao quanh hào bên ngoài, cổng phía bắc, dự án chống đỡ 2 cổng cũ (Tây môn, Nam môn). Các công trình ở trong Thành như: Kỳ đài, Vọng Cung, Đoan môn đều được phục dựng lại theo kiến trúc cũ.
Qua nghiên cứu các tư liệu cổ còn lưu giữ ở các nơi thì các công trình đã tồn tại trong Thành cổ Sơn Tây hội tụ những yếu tố kiến trúc quý giá (Tòa Vọng Cung đã được toàn quyền Đông Dương xếp hạng là di tích vào năm 1924).
Một góc khuôn viên nhà Vọng Cung của Thành cổ Sơn Tây
Xưa kia, các công trình đó đa phần được sử dụng những loại vật liệu truyền thống, đặc trưng của vùng và của khu vực Bắc Bộ như: đá ong, các loại gỗ quý, xây dựng thi công đa phần bằng thủ công, kết cấu liên hoàn, thuận tiện trong việc sử dụng, phục vụ tốt cho các điều kiện làm việc, điều hành, thực hiện các công việc của triều đình giao cho các vị quan lại cấp tỉnh tại thành Sơn Tây này, cũng như cất giữ tài liệu, vật chất. Lúc xây đắp thành, triều đình đã cho áp dụng lối xây thành theo mẫu thiết kế thành ở Châu Âu gọi là kiến trúc vauban, đa số là dùng sức người, ngựa, trâu bò tham gia vận chuyển vật liệu là chính.
Một điểm du lịch thu hút đông đảo du khách tham quan
Thành cổ Sơn Tây là một điểm du lịch quan trọng trong tuyến du lịch trọng điểm của ngành du lịch thị xã, nơi tổ chức các hoạt động, sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa. Du khách đến thăm Thành cổ thường sử dụng hai hướng bộ hành. Hướng thứ nhất đi từ cổng phía Bắc sang cổng phía Nam, hướng thứ hai đi từ cổng phía Nam (còn gọi là cửa Tiền) sang phía Bắc. Từ Bắc đến Nam, du khách sẽ được tham quan các địa điểm như: khu trưng bày một số tài liệu, hiện vật, cổng phía Bắc thành đã được tu bổ, khu trưng bày 3 chiếc máy bay quân sự được khánh thành vào năm 2014, tòa nhà Vọng Cung (đi từ phía sau vòng ra phía trước), Đoan môn, Kỳ đài, giếng ngọc, cổng phía Nam (cửa Tiền).
Vọng Lâu Thành cổ, nơi thu hút nhiều bạn trẻ đến "check-in"
Hướng thứ hai đi từ cửa Tiền (cửa phía Nam) đến cửa Hậu (cửa phía Bắc), du khách được tham quan cửa Tiền cổ kính được bao bọc bởi cụm cây đề xanh tốt bốn mùa, 2 giếng ngọc, sân cột cờ, khuôn viên, đoan môn, Vọng Cung rồi di chuyển dần ra cửa Bắc tham quan khu nhà trưng bày một số tài liệu, hiện vật liên quan đến Thành cổ, khu trưng bày máy bay quân sự.
Quãng đường di chuyển bằng hai hướng, du khách được hòa mình vào một không gian tươi mát, không khí vô cùng dễ chịu của hàng ngàn loài sinh vật, cỏ cây, hoa lá, cây ăn quả, cành lá như đang vẫy chào, mở rộng tấm lòng hiếu khách chào đón mọi người đã dành thời gian vào thăm Thành cổ.
Nhiều giá trị văn hóa phi vật thể khác
Đến với Sơn Tây, đối với mỗi người yêu nghệ thuật, di sản, môi trường cảnh quan đều cảm nhận và tiếp cận được cái đẹp, giá trị quý báu khác nhau tiềm ẩn trong di tích Thành cổ độc đáo này. Tòa thành rộng 20 ha được ví như một đề tài sống động, phong phú, luôn tạo cảm hứng sáng tạo cho mỗi cung bậc tâm hồn của người nghệ sỹ.
Vẻ đẹp lung linh, huyền ảo quanh Thành cổ Sơn Tây về đêm tạo cảm hứng sáng tác thơ, ca, nhạc, họa cho nhiều nghệ sĩ
Thực tế cho thấy đã có rất nhiều tác phẩm: thi, ca, nhạc, họa nhiếp ảnh khác nhau của nhiều nghệ sỹ và người yêu nghệ thuật ở Sơn Tây và muôn nơi. Mỗi khoảnh khắc mà thiên nhiên ban tặng gắn với giá trị hay những hoạt động trải nghiệm cảm nhận vẻ đẹp của di sản ở Thành cổ được họ ghi lại và gửi gắm trong những đứa con tinh thần của mình làm cho mỗi người xem thêm yêu cảnh đẹp, yêu di sản khơi dậy niềm tự hào về quê hương: như các tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh, các bài thơ, tác phẩm âm nhạc, nhiều nhiếp ảnh gia đã ghi lại các khoảnh khắc đáng nhớ ở Thành cổ như: đêm bắn pháo hoa, những sắc hoa lung linh soi bóng xuống hào nước, màn sương sớm long lanh, hòa quyện ánh bình minh dịp cuối thu chớm mùa đông khi trời se lạnh, hình ảnh thân thiện, mến khách của người Sơn Tây…
Thành cổ Sơn Tây cũng là một đề tài để các đạo diễn lựa chọn làm cảnh để xây dựng các clip ca nhạc, phim tài liệu, phim truyện truyền hình…
Với những giá trị nêu trên, dựa vào các tiêu chí quy định của Luật di sản văn hóa thì di tích Thành cổ có đủ cơ sở để UBND Thị xã Sơn Tây đề xuất với các Bộ, ban ngành liên quan và Chính phủ cho phép lập hồ sơ khoa học để nâng cấp di tích thành Sơn Tây lên di tích cấp Quốc gia đặc biệt trong thời gian tới.
Đây cũng là nền tảng quan trọng để Thị xã Sơn Tây cùng nhân dân thực hiện tốt công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy có hiệu quả các giá trị của di tích thực hiện có hiệu quả Luật di sản văn hóa đáp ứng nguyện vọng của đông đảo Nhân dân Sơn Tây, xứng đáng là một trong 5 đô thị vệ tinh.
Tin đọc nhiều

Đại hội đại biểu Hội Luật gia quận Long Biên khoá IV, nhiệm kỳ 2024-2029

19:26 26/06/2024

HNP - Ngày 26/6, Hội Luật gia quận Long Biên tổ chức Đại hội đại biểu khóa IV, nhiệm kỳ 2024-2029 với nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động Hội trong nhiệm kỳ 2018-2024, đề ra phương hướng trọng tâm nhiệm kỳ 2024-2029; đồng thời bầu Ban Chấp hành quận Hội khoá IV, bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Luật gia thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029.

Triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ

06:39 26/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 1928/UBND-KSTTHC ngày 18/6/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ.

Xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống, phong cách ứng xử

06:37 26/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.

Phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn

21:33 18/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 về việc phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, tỷ lệ 1/500.

Nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân

21:31 18/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 13/6/2024 về việc thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/04/2024 của Thành ủy Hà Nội.

Tin khác
Tăng cường đăng ký tài khoản và cài đặt ứng dụng eTax Mobile
Tăng cường đăng ký tài khoản và cài đặt ứng dụng eTax Mobile
HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 3501/UBND-KSTTHC ngày 22/10/2024 về việc đăng ký tài khoản và cài đặt eTax Mobile đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn Thành phố.
7 giờ trước
Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ được tổ chức vào ngày 7/11
Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ được tổ chức vào ngày 7/11
HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 23/10/2024 về việc tổ chức Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
8 giờ trước
Phấn đấu đến năm 2025, trên 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
Phấn đấu đến năm 2025, trên 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch số 301/KH-UBND ngày 21/10/2024 về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2025.
8 giờ trước
Chuyển hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - Giai đoạn 1
Chuyển hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - Giai đoạn 1
HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5572/QĐ-UBND ngày 23/10/2024 về việc chuyển hình thức sử dụng đất từ hình thức "Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm" sang "Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê" để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - Giai đoạn 1, huyện Phúc Thọ được UBND Thành phố cho thuê đất tại Quyết định số 3862/QĐ-UBND ngày 25/7/2024.
8 giờ trước
Thủ tục gia hạn sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024
Thủ tục gia hạn sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024
HNP – Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định số 2354/QĐ-UBND ngày 05/5/2024 của UBND Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường công khai thủ tục gia hạn sử dụng đất.
8 giờ trước
Tiếp xúc cử tri chuyên đề quận Hoàng Mai: Rõ thời hạn, rõ trách nhiệm giải quyết kiến nghị
Tiếp xúc cử tri chuyên đề quận Hoàng Mai: Rõ thời hạn, rõ trách nhiệm giải quyết kiến nghị
HNP - Sáng 24/10, Thường trực HĐND quận Hoàng Mai tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề "Công tác giải phóng mặt bằng; quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn các phường: Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Vĩnh Hưng quận Hoàng Mai".
8 giờ trước
Hà Nội và Hội đồng Thủ công thế giới hợp tác phát triển làng nghề
Hà Nội và Hội đồng Thủ công thế giới hợp tác phát triển làng nghề
HNP - Chiều 24/10, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Hội đồng Thủ công thế giới.
8 giờ trước
Chủ tịch UBND Thành phố tiếp Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Makara Capital (Singapore)
Chủ tịch UBND Thành phố tiếp Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Makara Capital (Singapore)
HNP - Ngày 24/10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp và làm việc với Đoàn Liên danh Makara Capital Partners, Sakae Corporate Advisory và Công ty cổ phần Newtechco Group (Singapore).
11 giờ trước
Gắn biển Trung tâm Điều hành thông minh IOC VNPT Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Gắn biển Trung tâm Điều hành thông minh IOC VNPT Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
HNP - Sáng 24/10, tại trụ sở 75 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, VNPT Hà Nội (Viễn thông Hà Nội) tổ chức Lễ gắn biển khánh thành công trình Trung tâm Điều hành thông minh VNPT Hà Nội (IOC VNPT Hà Nội). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
11 giờ trước
Khai mạc Kỳ họp thứ 14, HĐND quận Thanh Xuân khóa VI
Khai mạc Kỳ họp thứ 14, HĐND quận Thanh Xuân khóa VI
HNP - Sáng 24/10, HĐND quận Thanh Xuân khóa VI (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề) nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền để phát triển kinh tế - xã hội của quận trong thời gian tới.
14 giờ trước