Mã số:
Mã số 01X-10
Tên đề tài:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội – Thực trạng và giải pháp (14:19 22/04/2015)
Đơn vị chủ trì:
Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội
Thời gian:
2024
-2024
Lượt đọc:
1
Kết quả nghiệm thu:
Chưa nghiệm thu
Nội dung:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tỷ lệ thành phần trong cơ cấu kinh tế, sự thay đổi cả về mặt số lượng và chất lượng trong nội bộ cơ cấu nhằm có được sự phát triển tốt hơn và toàn diện hơn. Trong những năm qua thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Thành phố Hà Nội đã xây dựng và triển khai các nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
 
Hà Nội là Thủ đô của cả nước, năm 2008 địa giới Thủ đô Hà Nội đã được mở rộng, với diện tích là 334853,3 ha gấp 3.6 lần so với diện tích cũ của Hà Nội, dân số cũng tăng, năm 2012 dân số Hà Nội là: 6.957.300 người với tổng số, 42% dân thành thị và 58% dân số sống ở nông thôn. Với điều kiện tự nhiên phong phú, nguồn lực cho phát triển dồi dào Hà nội có nhiều tiềm năng và lợi thế so với các tỉnh, thành phố khác đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Trong những năm qua kinh tế Hà Nội đã có sự tăng trưởng liên tục, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước.  Năm 2012, với dân số chiếm 7,84% cả nước, thành phố Hà Nội đã đóng góp 10,06% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu, 13,5% giá trị sản xuất công nghiệp, 23,5% vốn đầu tư phát triển, 19,73% thu ngân sách và 23,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.   Giai đoạn 2006 – 2010 mức tăng trưởng bình quân là 10,73%/năm (cả nước là 6,2%). Năm 2011 GDP tăng 10.14 % gấp 1.7 lần so với mức tăng GDP của cả nước (5.89%); năm 2012 GDP tăng 8.3% gấp 1.6 lần so với mức tăng GDP của cả nước (5.03%). Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, trước những khó khăn của nền kinh tế, Hà Nội đã vượt lên, tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng và có những bước phát triển, đóng góp 10,1% GDP; 7,5% kim ngạch xuất khẩu; 17,2% thu ngân sách và 21,64% tổng vốn đầu tư của cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,25% đạt kế hoạch đề ra là từ 8,0-8,5% và bằng 1,53 lần mức tăng chung của cả nước (5.4%). Theo Sở Kế hoạch Đầu tư, kinh tế Thủ đô 6 tháng đầu năm  2014 tiếp tục duy trì tăng trưởng nhưng còn thấp hơn mức cùng kỳ năm trước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý II tăng 8,1% - cao hơn quý I (6,6%) và cùng kỳ năm 2013 (7,85%). 
 
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tăng trưởng Kinh tế - Xã hội Hà Nội
 

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2009

2010

2011

2012

2013

1

Tổng sản phẩm trên địa bàn
 theo giá cố định 1994

Tỷ đồng

66,175

73,478

81,175

87,719

94,81

2

Tổng sản phẩm trên địa bàn
theo giá hiện hành

Tỷ đồng

206,505

243,210

291,750

326,470

373,000

-

Dịch vụ

 

  

108,002

      128,804

   

152,723

      171,754

    197,988

-

Công nghiệp và xây dựng

 

    

85,700

      102,761

   

121,704

      136,301

    155,018

-

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

 

    

12,803

       14,322

    

17,323

        18,415

     19,994

3

Tăng tổng sản phẩm trên địa bàn

%

7,37

11,04

10,13

8,1

8,08

-

Dịch vụ

 

 7,1

 11,11

 10,80

 9,3

 9,42

-

Công nghiệp và xây dựng

 

 8,9

 11,72

 10,21

 7,7

 7,57

-

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

 

 0,1

 6,44

 4,29

 0,4

 2,46

4

GDP/người

Tr.đồng

31,92

36,79

43,0

46,9

52,3

5

Thu NSNN trên địa bàn

Tỷ đồng

85,448

108,301

121,919

131,407

117,500

6

Dân số trung bình

Tr.người

6

7

7

7

7

 

Nguồn: Cục thống kê TP.Hà Nội 
Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội đang hình thành một hình thái với chất lượng cao hơn, cơ cấu ngành chuyển biến khá nhanh theo hướng tích cực, giảm nhanh tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó dịch vụ đóng vai trò chủ đạo, từ năm 2008 đến nay ngành dịch vụ luôn chiếm trên 50% trong cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 6,6% năm 2008 xuống còn 5,36% năm 2013. Theo số liệu báo cáo Cục Thống kê Hà Nội, năm 2013, giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 2,46% (đóng góp 0,14% vào mức tăng chung của GDP). Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57% (đóng góp 3,21%). Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,42% (đóng góp 4,9% ). Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm và chưa rõ nét, năm 2013 cơ cấu các ngành (dịch vụ 53.08%, công nghiệp xây dựng 41.56%, nông lâm nghiệp thủy sản 5.36%) không thay đổi nhiều so với năm 2009 (dịch vụ 52.3%, công nghiệp xây dựng 41.5%, nông lâm nghiệp thủy sản 6.2%).
 
Biều đồ 1: Tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng
Nông – lâm nghiệp, thủy sản trong GDP
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2012
Lĩnh vực dịch vụ
Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội đến năm 2020 lĩnh vực dịch vụ được ưu tiên phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: tài chính - ngân hàng, du lịch, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế bưu chính viễn thông, vận tải công cộng...; từng bước xây dựng Hà Nội thành trung tâm dịch vụ trình độ, chất lượng cao của vùng đồng bằng sông Hồng, cả nước và khu vực Xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại, du lịch gắn với quảng bá văn hóa Thủ đô. Tạo tiền đề để xây dựng Hà Nội thành trung tâm mua sắm hàng hóa của khu vực vào năm 2020. Tăng tỷ trọng các nhóm hàng, dịch vụ có giá trị gia tăng cao trong xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Với định hướng đó, trong những năm qua ngành dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đã phát triển ngày càng đa dạng, đóng vai trò chủ đạo đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của thành phố. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao tiếp tục được phát triển như tài chính – ngân hàng, thông tin truyền thông…Hà Nội trở thành trung tâm thương mại – du lịch – dịch vụ lớn nhất cả nước, có nhiều siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn… Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15,2%/năm, xuất khẩu địa phương tăng 18,2%/năm, nhập khẩu tăng bình quân 5,4%/năm, nhập siêu được kiểm soát. Hạ tầng du lịch được đầu tư phát triển, trong 5 năm từ 2008 đến 2012 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 2.500 phòng khách sạn, với công suất sử dụng phòng duy trì mức trên 60%. Năm 2013, ngành du lịch Hà Nội đón 2,58 triệu lượt khách quốc tế, tăng 22,9% so với năm trước, doanh thu du lịch đạt 38.500 tỷ đồng tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm khoảng 14-15% GDP toàn thành phố. Mặc dù được xác định là ngành trọng điểm, ưu tiên phát triển nhưng mức tăng trưởng của ngành năm 2013 là 9.42% chưa đạt được chỉ tiêu đề, cơ cấu ngành dịch vụ còn thiên về hướng truyền thống,  đặc biệt chưa thực sự thiết lập được các kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ bán lẻ theo hướng văn minh hiện đại, chưa thực sự gắn sản xuất với tiêu dùng.
 
Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng
Công nghiệp là ngành được ưu tiên đầu tư phát triển nhằm tạo đà cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô, với chủ trương của Thành phố phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, các sản phẩm có hàm lượng xám cao, khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, các sản phẩm công nghiệp chủ lực…do vậy ngành đã có tốc độ tăng trưởng nhanh. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2012 gấp 1,62 lần so với năm 2008, bình quân tăng trưởng giai đoạn 2008 – 2012 là 12,97%,  năm 2013 giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%. Tính đến năm 2013 Hà Nội đã đầu tư xây dựng 107 cụm công nghiệp với tổng diện tích 3.192ha, tăng 5 cụm và tăng 2,8% diện tích so với năm 2008. Nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông, khu đô thị được đầu tư và đưa vào sử dụng góp phần hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng các ngành sản xuất và dịch vụ. Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp thì công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 95% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn. Các sản phẩm công nghiệp chủ lực bao gồm dây điện, bia, chế biến sữa, rượu bia, phụ tùng xe máy, thép kết cấu, gốm sứ, bánh kẹo, dệt may, động cơ điện, điện tử…. Như vậy lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đã có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của Thủ đô, tuy nhiên quy mô giá trị sản xuất công nghiệp vẫn nhỏ, tốc độ tăng còn chậm chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, hầu hết các ngành công nghiệp đều phải nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện lắp ráp, giá trị gia tăng trong sản phẩm chưa cao, yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung, vẫn ở mức trung bình.Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp ngày càng tăng…
 
Bảng 2: Giá trị sản xuất công nghiệp (Theo giá thực tế)
 

STT

Chỉ tiêu

2008

2010

2011

2012

1

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng)

          186,010

          272,523

          377,412

          450,831

 

Phân theo ngành kinh tế

 

 

 

 

-

Khai khoáng                                   

              1,798

              2,682

              2,336

              2,495

-

Công nghiệp chế biến, chế tạo

          177,037

          258,331

          358,080

          428,759

-

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước…

              5,978

              9,099

            13,719

            16,009

-

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

              1,197

              2,411

              3,277

              3,568

 

Phân theo thành phần kinh tế

 

 

 

 

-

 

Kinh tế Nhà nước Trung ương

28,458

38,425

53,267

59,238

-

 

Kinh tế Nhà nước địa phương

6,499

10,975

9,394

9,060

-

 

Kinh tế ngoài Nhà nước

67,431

97,783

151,346

177,618

-

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

83,622

125,340

163,405

204,915

2

Tỷ trọng các ngành trong công nghiệp (%)

                 100

                 100

                 100

                 100

-

Khai khoáng                                   

                  1.0

                  1.0

                  0.6

                  0.6

-

Công nghiệp chế biến, chế tạo

                95.2

                94.8

                94.9

                95.1

-

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước…

                  3.2

                  3.3

                  3.6

                 3.6

-

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

                  0.6

                  0.9

                  0.9

                  0.8

 

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2012 và tính toán của tác giả
Lĩnh vực nông nghiệp:
Trong những năm quá, mặc dù diện tích nông – lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn Hà Nội liên tục giảm do quá trình đô thi hóa ngày càng diễn ra nhanh, nhưng với nhiều các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp ngoại thành  vì vậy đóng góp của ngành nông – lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn Thành phố vẫn duy trì ở mức trên 19.000  tỷ đồng chiếm trên 5% cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2012 gấp 1,8 lần năm 2008. Năm 2012, giá trị sản xuất đạt 199 triệu đồng/ha canh tác, cao gấp 1,63 lần năm 2008. Tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp tăng dần, đạt 51,54% năm 2012; trồng trọt, lâm nghiệp là 43,93%; dịch vụ nông nghiệp là 3,53% (năm 2008 cơ cấu tương ứng là 46,5%, 51,61% và 1,9%). Thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề (bằng 59% tổng số làng cả nước) đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế chung. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường  nước, không khí tại các làng nghề gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh mà chưa có hướng khắc phục mang tính hiệu quả bền vững. Sản xuất nông nghiệp chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, gắn với công nghiệp chế biến, chăn nuôi chưa tập trung 
 
Về cơ cấu theo thành phần kinh tế
Đóng góp của các thành phần kinh tế vào tổng sản phẩm quốc nội có xu hướng tăng lên qua các năm trong tất cả các thành phần kinh tế. Khu vực Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP thành phố trên 43%, năm 2008 đạt 78.693 tỷ đồng, năm 2012 đạt 141.299 tỷ đồng (tăng 62.606 tỷ). Khu vực kinh tế Nhà nước đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, tuy nhiên sự đóng góp vào giá trị sản xuất  công nghiệp hàng năm thấp nhất trong các thành phần kinh tế, năm 2008 cả khu vực kinh tế Nhà nước Trung ương và kinh tế Nhà nước địa phương đóng góp 34.957 tỷ đồng, đến năm 2012 đóng góp 68.298 tỷ đồng vào giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn chiếm 15% giá trị sản xuất trên địa bàn trong khi khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 177,678 tỷ đồng, chiếm gần 40%. Thành phần kinh tế Nhà nước có đóng góp tương đối lớn vào trị giá hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố nhưng cũng là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất về trị giá hàng nhập khẩu hàng năm, năm 2008 trị giá hàng nhập khẩu là 15.098 triệu USD, năm 2012 là 15.211 triệu USD chiếm 65,3% và 63% tổng trị giá hàng nhập khẩu trên địa bàn. Ngoài ra khu vực doanh nghiệp nhà nước được đánh giá hoạt động kém hiệu quả và tác động tới bên cầu của thị trường lao động còn tương đối khiêm tốn. 
 
Bảng 3. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành
 

STT

Chỉ tiêu

2008

2010

2011

2012

1

Tổng sản phẩm trên địa bàn (tỷ đồng)

        178,605

        245,887

        291,750

        326,470

-

Nhà nước

          78,693

        107,058

        126,235

        141,299

-

Ngoài nhà nước

          67,098

          93,965

        112,615

        126,757

-

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

          29,712

          41,086

          48,780

          54,319

-

Thuế nhập khẩu

            3,102

            3,778

            4,120

            4,095

2

Cơ cấu tổng sản phẩm
trên địa bàn (%)

               100

               100

               100

               100

-

Nhà nước

              44.1

              43.6

              43.3

              43.3

-

Ngoài nhà nước

              37.6

              38.2

              38.6

              38.8

-

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

              16.6

              16.7

              16.7

              16.6

-

Thuế nhập khẩu

                 1.7

                 1.5

                 1.4

                 1.3

 

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2012 và  tính toán của tác giả
 
Cơ cấu vùng kinh tế
Chuyển dịch cơ cơ cấu vùng kinh tế  của Hà Nội đã có những thay đổi theo hướng tích cực, từng bước khai thác và phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành, từng thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao qua các thời kỳ và qua các năm. Sự biến đổi về biên giới hành chính dẫn đến sự mở rộng thành phố dẫn đến những biến đổi quan trọng như quá trình đô thi hóa tăng nhanh thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng việc làm phi nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…. Khu vực kinh tế thành thị gồm có 10 quận nội thành có tốc độ tăng trưởng cao là nơi tập trung của các ngành dịch vụ, công nghiệp có trình độ, có giá trị lớn. Khu vực ngoại thành gồm 18 huyện và 1 thị xã có tốc độ phát triển chậm hơn do vậy sẽ có xu hướng gia tăng khoảng cách với nội thành. Hiện ngành nông nghiệp và cơ cấu kinh tế ngoại thành đã có sự chuyển biến bước đầu tích cực, các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất hình thành các khu công nghiệp tập trung, các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ. 
 
Qua phân tích cho thấy kinh tế Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế của nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên chất lượng phát triển của Hà Nội nhìn chung còn một số hạn chế nhất định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy đã đúng hướng nhưng còn chậm, tính bền vững và hiệu quả tăng trưởng của Hà Nội còn thấp, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội còn thấp, tài nguyên thiên nhiên ngày càng giảm, việc khai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai chưa hợp lý, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, chênh lệch giàu nghèo, các tệ nạn xã hội...đang là thách thức đe dọa đến tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế của Hà Nội trong thời gian tới. Vì vậy Hà Nội cần có những thay đổi trong việc lựa chọn mô hình tăng trưởng, có những chính sách bổ sung, thay thế, hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn khác nhau đảm bảo cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh theo đúng hướng, đạt được mục tiêu đề ra góp phần đưa kinh tế Thủ đô phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo, xin đề xuất một số giải pháp sau:
 
Một là, Chuyển dịch cơ cấu là quá trình diễn ra có điều kiện vì vậy cần chú ý đến tính đồng bộ của các chính sách như chính sách đầu tư, chính sách đào tạo nguồn nhân lực phải đồng bộ với chính sách phát triển ngành theo kịp tốc độ mở rộng quy mô của nền kinh tế, điều chỉnh cơ cấu đầu tư công vào các lĩnh vực, chương trình, dự án, vùng, ngành đã được xác định đồng thời thu hút đầu tư của khu vực tư nhân, cần có những chính sách hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô.
 
Hai là, đối với cơ cấu ngành cần xác định rõ và tập trung nguồn lực phát triển nhanh một số ngành, sản phẩm chủ lực có vai trò dẫn đường, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có chất lượng cao, định hướng phát triển ngành công nghiệp chủ lực hướng về xuất khẩu, phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có giá trị cao, các ngành công nghiệp phụ trợ, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường. 
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, chú trọng tới dịch vụ tiêu thụ hàng nông sản cho nông dân, tích cực xây dựng thương hiệu hàng nông sản, sản xuất hàng hoá chuyên canh quy mô hợp lý, gắn với công nghiệp chế biến; xây dựng các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc tập trung theo quy hoạch. Mở rộng diện tích rau an toàn, rau có giá trị kinh tế cao; tăng diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả. Tiếp tục triển khai phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao; kết hợp giữa phát triển các làng nghề với phát triển du lịch
 
Ba là, việc mở rộng địa giới hành chính đã thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị của Hà Nội vì vậy cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với quá trình đô thị hóa, có những bước đi linh hoạt, mềm dẻo nhưng đảm bảo đảm đồng bộ, thống nhất với mục tiêu, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trung và dài hạn. Thành phố Hà Nội cần hướng ưu tiên phát triển các vùng ven đô, vùng ngoại thành gắn với tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa  nông thôn. Phát huy lợi thế của từng vùng trên địa bàn để phát triển theo hướng tập trung và mở, gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước;  phối hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh lân cận trong Vùng Thủ đô, bảo đảm tính hiệu quả và bảo vệ môi trường tổng thể, cũng như nâng cao vai trò đầu tàu kinh tế và vị thế Thủ đô. 
 
Bốn là, Đổi mới quan điểm về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, nên coi khu vực kinh tế này là động lực cơ bản cho tăng trưởng kinh tế, tạo môi trường phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân đồng thời tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài. Khuyến khích hợp tác, gắn kết kinh tế giữa các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, có các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển thích hợp với từng giai đoạn cụ thể.
 
Năm là, tiếp tục phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ, thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hoá bán buôn, xuất - nhập khẩu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước; phát triển vững chắc thị trường tài chính - tiền tệ, xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng của cả nước; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển thị trường lao động đảm bảo quy mô, cơ cấu hợp lý, trình độ ngày càng cao phục vụ tốt cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; hoàn thiện thể chế thị trường bất động sản đảm bảo phát triển ổn định, bền vững; đầu tư mạnh cho khoa học - công nghệ, hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ thực sự gắn kết và phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô, đảm bảo liên thông liên kết, hợp tác với các địa phương lân cận, vùng đồng bằng sông hồng theo cơ chế phối hợp để cùng phát triển: phối hợp cung ứng nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thu hút vốn đầu tư, chia sẻ thông tin về công nghệ, thị trường, quy hoạch, công tác bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội như: phòng chống thiên tai, phòng chống tội phạm, tệ nan xã hội…
 
Sáu là, phát triển dịch vụ trong mối quan hệ hài hòa với phát triển các ngành công nghiệp. Tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chuyển dịch cơ cấu trước hết là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Kết quả là, tất cả các ngành kinh tế đều phát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ cần phát triển nhanh hơn, biểu hiện là tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP.
 
Bảy là, Thủ đô cần hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải theo định hướng dẫn đến phát triển bền vững không chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải vì mục tiêu phát triển kinh tế mà bao trùm lên cả là vì mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có một cấu thành bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu là bảo vệ môi trường. Cần lập quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá thường xuyên tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải, chất thải công nghiệp, mức độ ô nhiễm của nguồn nước để có những phương án xử lý chung trên địa bàn cũng như từng vùng, từng lĩnh vực.
 
Cuối cùng, Hà Nội cần có những cam kết tạo lập môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch, phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế; thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại tất cả các cấp trong việc xúc tiến, quản lý và triển khai các dự án đầu tư; đồng thời tạo điều kiện cao nhất để các nhà đầu tư đến kinh doanh, góp sức xây dựng Thủ đô thực sự trở thành điểm đến đầu tư an toàn và thành đạt đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Tin đọc nhiều

Đại hội đại biểu Hội Luật gia quận Long Biên khoá IV, nhiệm kỳ 2024-2029

19:26 26/06/2024

HNP - Ngày 26/6, Hội Luật gia quận Long Biên tổ chức Đại hội đại biểu khóa IV, nhiệm kỳ 2024-2029 với nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động Hội trong nhiệm kỳ 2018-2024, đề ra phương hướng trọng tâm nhiệm kỳ 2024-2029; đồng thời bầu Ban Chấp hành quận Hội khoá IV, bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Luật gia thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029.

Triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ

06:39 26/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 1928/UBND-KSTTHC ngày 18/6/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ.

Xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống, phong cách ứng xử

06:37 26/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.

Phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn

21:33 18/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 về việc phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, tỷ lệ 1/500.

Nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân

21:31 18/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 13/6/2024 về việc thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/04/2024 của Thành ủy Hà Nội.