Mã số:
Mã số 01C-05
Tên đề tài:
Ảnh hưởng của kỹ thuật tới năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất chè an toàn tại xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội (14:18 21/04/2015)
Đơn vị chủ trì:
Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội
Thời gian:
2024
-2024
Lượt đọc:
0
Kết quả nghiệm thu:
Chưa nghiệm thu
Nội dung:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Mở đầu

Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao. Sản xuất chè cần nhiều lao động, góp phần thu hút lao động dư thừa và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt là nông thôn vùng Trung du và miền núi. Khả năng về phát triển cây chè của nước ta là rất lớn, không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai. Để đạt được các mục tiêu trên đây, một loạt các vấn đề về kỹ thuật đã và đang được quan tâm, đó là vấn đề áp dụng kỹ thuật gieo trồng, kỹ thuật canh tác và các kỹ thuật chế biến.

Trong quá trình sản xuất chè, kỹ thuật hái có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, hái chè là một biện pháp kỹ thuật không những ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sinh trưởng và phát triển chè mặt khác còn ảnh hưởng đến thời gian thu hái, công lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, việc lựa chọn hái nông hay sâu, hái bằng tay hay bằng máy, còn ảnh hưởng đến độ non già của búp, mật độ búp, khối lượng búp và thời gian hình thành một lứa hái. Việc thu hái bằng máy giảm được công lao động, thời gian hình thành một lứa hái  dài, nhưng nguyên liệu chỉ phù hợp cho chế biến chè đen, Với các cơ sở làm chè xanh nguyên liệu búp phải non do đó thu hái búp chủ yếu vẫn bằng tay. Hái tay chiếm tới 60-70% lao động làm chè nhưng kỹ thuật hái tay chủ động tạo nguyên liệu búp chất lượng cao, tạo khoảng thời gian giữa các lứa hái khác nhau đẻ đảm bảo cách ly thuốc bảo vệ thực vật. Vì thế, lựa chọn được kỹ thuật hái chè phù hợp với sinh trưởng nương chè và mục đích chế biến nhằm tạo ra sản phẩm chè chất lượng, an toàn là rất cần thiết.

Tại Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội 100% số hộ được điều tra thực hiện hái bằng tay hái triệt để khi có trên 80% số búp đạt tiêu chuẩn (hái cả những búp còn nhỏ và không quan tâm đến phần chừa lại). Trong đó, chỉ có 16,7% số hộ có tiến hành sửa tán nhẹ sau 3 – 4 lứa hái, ở các hộ không tiến hành sửa tán sau 3 – 4 lứa hái mặt bằng tán có dạng bút tháp nhấp nhô không bằng phẳng, mật độ búp không đều, nhỏ và nhẹ.            Xuất pháp từ những vấn đề trên chúng tôi thực hiện chuyên đề: “Ảnh hưởng của kỹ thuật hái tới năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất chè an toàn tại xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội’’

1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.2.1. Mục đích

Lựa chọn được kỹ thuật  hái phù hợp đảm bảo năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất chè an toàn tại địa phương.

1.2.2 Yêu cầu                

- Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất trên các kỹ thuật hái khác nhau.

- Tìm ra kỹ thuật hái thích hợp nhất cho giống chè trong điều kiện thí nghiệm. 

II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU        

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Giống chè Trung du Xanh

- Trồng bằng hạt,  20 tuổi.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tác động của kỹ thuật hái đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất chè an toàn

2.3. Phương pháp và các chỉ tiêu theo dõi

2.3.1. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng

Thí nghiệm gồm 5 công thức:

CT1: Hái san trật 7-10 ngày 1 lứa,  sửa tán bằng

CT2: Hái dãn lứa: 20 -25 ngày 1 lứa, sửa tán bằng

CT3 Hái dãn lứa: 20 -25 ngày 1 lứa, không sửa tán

CT4: Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng

CT5 Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, không sửa tán

- Thí nghiệm được bố trí trên cây chè tại nhà ông Bùi Văn Cập, Xóm Đô- xã Ba Trại Huyện Ba vì – Hà Nội

- Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm có diện tích 300m2.  Tổng diện tích thí nghiệm (bao gồm cả diện tích dải bảo vệ) là 5000m2

- Thí nghiệm được chăm sóc, quản lý (làm cỏ, bón phân, phun thuốc, thu hái…) theo đúng yêu cầu  kỹ thuật.

2.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Chiều cao cây (cm)

Thời gian đo: Theo dõi 2 lần/năm sau phun khi tiến hành thí nghiệm (tháng 2) và khi kết thúc thí nghiệm (tháng 8).

Phương pháp đo: Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây. Chiều cao cây là trung bình của các lần đo.

- Độ rộng tán (cm)

Thời gian đo: Theo dõi 2 lần/năm sau phun khi tiến hành thí nghiệm (tháng 2) và khi kết thúc thí nghiệm (tháng 8).

Phương pháp đo: Đo điểm rộng nhất và hẹp nhất của tán chè sau đó lấy giá trị trung bình. Chiều cao cây là trung bình của các lần đo.

- Chiều dài búp(cm): Chiều dài búp là chiều dài từ điểm giữa lá 2 và lá 3 đến đỉnh sinh trưởng búp.

            Mỗi công thức thí nghiệm lấy 150 g mẫu. Đo chiều dài 15 búp được lấy ngẫu nhiên, thực hiện 03 lần nhắc. Chiều dài búp là bình quân chiều dài một búp của 03 lần nhắc lại.

* Các chỉ tiêu về năng suất chè

- Mật độ búp (búp/m2): Dùng khung vuông kích thước 25 x 25 cm đếm số búp đủ tiêu chuẩn hái (tại 5 điểm theo đường chéo góc của ô thí nghiệm), sau đó quy ra búp/m2.

- Khối lượng búp (g)

+ Thời điểm theo dõi: Khi hái búp.

+ Cách theo dõi: Hái mỗi điểm theo dõi 30, chia làm 3 lần cân, mỗi lần 10 búp, tính giá trị trung bình.

- Năng suất tươi trong mỗi lứa hái (kg/lứa): Cân toàn bộ búp chè hái được, tính trung bình năng suất 03 lần nhắc lại là năng suất bình quân ở mỗi lứa hái ở mỗi công thức.

* Các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu

- Xác định tỷ lệ bánh tẻ: Lấy mẫu của lô búp theo phương pháp đường chéo 5 điểm.

Phương pháp xác định: Dùng phương pháp xác định bấm bẻ để xác định độ non già của búp chè. Mỗi lần nhắc cân 50g mẫu thực hiện bấm bẻ số búp của mẫu. Đối với cuống bẻ ngược từ cuống hái đến đỉnh búp, đối với lá bấm bẻ từ cuống lá đến đầu lá, phần bấm bẻ có xơ gỗ là phần bánh tẻ có trong lượng P1, phần non có trọng lượng P2 (trong đó: P1 +P2=50g)

Tỷ lệ (%) búp bánh tẻ = P1:50x100

Tỷ lệ (%) búp non = P2:50x100

- Căn cứ vào tỷ lệ bánh tẻ để đánh giá phẩm cấp búp theo từng công thức.

Tiêu chuẩn chè đọt tươi được quy định như sau (theo TCVN 1053-71):

 

Loại chè

A

B

C

D

Tỷ lệ bánh tẻ (%)

0- 10%

11- 20%

21- 30%

>30%

                                                                      

   Tỷ lệ các thành phần búp TB là bình quân lần lượt các giá trị ở 3 lần nhắc lại

- Tỉ lệ búp mù xoè (%)

Phương pháp xác định: Mỗi công thức chọn 5 cây, hái tổng số búp của cây, rồi đếm số búp mù có trong tổng số búp của 5 cây

BM% =

Tổng số búp mù

x 100

Tổng số búp

 

* Các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu

- Các chỉ tiêu sinh hóa

+ Phân tích hàm lượng tanin theo LeWenthal với K = 0,582 (1964).

+ Xác định hàm lượng chất tan (HCT) theo Vonronxop. V. E (1946)

+ Định lượng chất thơm theo Kharepbava (1960), tính bằng ml KMnO4 0,01N/100g chè.

+ Hàm lượng catechin tổng số theo phương pháp sắc ký lớp mỏng của Djinjolia (1971)

+ Xác định hàm lượng đường khử theo Betrand

+ Xác định hàm lượng axitamin theo V.R.Papove (1966)

+ Xác định hàm lượng đạm tổng số theo Kjeldal với K = 1,42.

- Thử nếm: tổng điểm thử nếm

* Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu của cây chè

- Mức độ gây hại của rầy xanh (con/khay): Định kỳ theo dõi 10 ngày một lần (vào các ngày 9, 19, 29). Dùng khay có kích thước 35x25x5cm, đáy khay có tráng một lớp dầu hỏa. Đặt nghiêng khay dưới tán chè, dùng tay đập mạnh 5 cái trên tán chè theo phương vuông góc với khay từ trên xuống, đếm số rầy xanh rơi vào khay.

Cách tính: Mật độ rầy xanh (con/khay) =

Tổng số rầy xanh điều tra

Tổng số khay điều tra

 

- Mức độ gây hại của bọ cánh tơ (con/búp): Tại mỗi điểm điều tra hái ngẫu nhiên 25 búp cho vào túi nilon sau đó đem vào phòng dùng kính lúp đếm số bọ cánh tơ trên búp.

Cách tính: Mật độ bọ cánh tơ (con/búp) =

Tổng số bọ cánh tơ điều tra

Tổng số búp điều tra (25 búp)

 

- Mức độ gây hại của nhện đỏ (con/lá): Tại mỗi điểm điều tra hái ngẫu nhiên 25 lá (bao gồm lá non, lá bánh tẻ và lá già) cho vào túi nilon sau đó đem vào phòng dùng kính lúp đếm số nhện đỏ trên lá.

Cách tính: Mật độ nhện đỏ (con/lá) =

Tổng số nhện điều tra

Tổng số lá điều tra (25 lá)

 

* Tính hiệu quả

  • Lợi nhuận (RVAC) được tính bằng tổng thu nhập (GR) trừ đi tổng chi phí (TC): RVAC = GR – TC.
  • Tỷ suất lãi toàn phần = (GR – TC)/TC (%).

2.4. Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp điều tra:

+ Thu thập số liệu tại thống kê từ các nguồn tại địa phương như Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến Nông, UBND xã, sách, báo, …

+ Điều tra nông hộ qua phỏng vấn trực tiếp người nông dân.

- Phương pháp thu thập số liệu thí nghiệm: Bố trí thí nghiệm và theo dõi trực tiếp trên đồng ruộng. 

2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm IRRISTAT và EXCEL.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng cây

Sản phẩm thu hoạch của chè là búp và lá non, do vậy muốn cho cây có năng suất cao trước hết là cây phải sinh trưởng khoẻ, có hệ số lá cao, độ rộng tán lớn. Độ rộng tán cây quyết định đến diện tích bề mặt cho búp, nó tác đông rất lớn đến hoạt động sinh lý khác của cây như: Hô hấp, Quang hợp… tác động trực tiếp đến sinh trưởng cây và năng suất búp chè.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến các chỉ tiêu sinh trưởng được trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của  kỹ thuật hái  đến các chỉ tiêu sinh trưởng cây chè

Chỉ tiêu

 

CT

Chiều cao cây

(cm)

 Độ rộng tán

(cm)

Hệ số diện tích lá

(cm2/m2 đất)

1

107,3

71,8

3,92

2

108,1

69,1

3,95

3

111,3

67,8

3,85

4

108,4

72,0

3,99

5

112,8

66,7

3,88

Ghi chú:          CT1: Hái san trật 7-10 ngày 1 lứa,  sửa tán bằng

CT2: Hái dãn lứa: 20 -25 ngày 1 lứa, sửa tán bằng

CT3 Hái dãn lứa: 20 -25 ngày 1 lứa, không sửa tán

CT4: Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng

CT5 Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, không sửa tán

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: Kỹ thuật hái chưa có tác động rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao cây (dao động trong khoảng 107,3 – 112,8cm) , độ rộng tán (66,7-72,0 cm) và hệ số diện tích lá (3,85-3,99 cm2/m2 đất).

3.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè

Năng suất là yếu tố hàng đầu trong sản xuất chè. Năng suất chè được cấu thành bởi hai yếu tố cơ bản là mật độ và số lứa hái. Ngoài yếu tố di truyền của giống, thì năng suất chè chịu ảnh hưởng kỹ thuật thâm canh và đốn hái. Trong đó, kỹ thuật hái là một trong những yếu tố quyết định rất lớn. Kết quả ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè thể hiện tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè

CT

Chiều dài búp

(mm)

Khối lượng búp

(g/búp)

Số lứa hái

(lứa)

Mật độ búp/m2

(búp/m2/lứa)

NS

(tấn/ha)

1

33,2

0,45

21

148,7

11,24

2

30,8

0,44

10

320,4

11,28

3

32,2

0,44

10

315,8

11,12

4

31,1

0,43

7

465,6

11,21

5

33,7

0,43

7

458,4

11,04

LSD0.05

 

 

 

 

0,36

 

Ghi chú:          CT1: Hái san trật 7-10 ngày 1 lứa,  sửa tán bằng

CT2: Hái dãn lứa: 20 -25 ngày 1 lứa, sửa tán bằng

CT3: Hái dãn lứa: 20 -25 ngày 1 lứa, không sửa tán

CT4: Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng

CT5 Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, không sửa tán

Bảng 3.2 cho thấy: Kỹ thuật hái không ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu chiều dài và khối lượng búp tuy nhiên các công thức hái khác nhau số lứa hái và mật độ búp khác nhau rõ rệt. Đây cũng là 2 chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất búp.

Ở CT1 (Hái san trật 7-10 ngày 1 lứa,  sửa tán bằng) số lứa hái nhiều nhất  (21 lứa/năm), mật độ búp bình quân 1 lứa thấp nhất chỉ đạt 150,7 búp/m2/lứa. Trong khi đó, CT4 (Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng) hái 7 lứa/năm, mật độ búp bình quân 1 lứa cao nhất đạt 448,6 búp/m2/lứa. Chính vì thế, năng suất chè ở các công thức hái tương đương nhau dao động trong khoảng từ 11,04-11,28 tấn/ha. Điều này có ý nghĩa trong việc lựa chọn cách hái vừa đảm bảo năng suất, chất lượng búp vừa  đảm bảo thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật  để búp chè không còn dư lượng hóa chất trong  sản xuất chè an toàn

3.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến phẩm cấp nguyên liệu và chất lượng chè thành phẩm

  1. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến phẩm cấp nguyên liệu chè

Phẩm cấp nguyên liệu là những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến chất lượng chè thành phẩm. Phẩm cấp nguyên liệu chịu ảnh hưởng của kỹ thuật hái, nếu hái triệt để kết hợp sửa tán chè phẳng (bằng máy hoặc bằng tay) thời gian tạo được một lứa hái lâu, búp ra tập trung khi thu hái chất lượng chè tốt hơn (do thời gian tích lũy dinh dưỡng giữa các lứa dài hơn), thành phần nguyên liệu chè A, B cao hơn. Ngược lại, hái san trật số lứa hái nhiều, thời gian giữa các lứa hái ngắn hơn dẫn đến mật độ búp thấp, chất lượng chè kém hơn, tỷ lệ nguyên liệu chè A, B thấp hơn.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến phẩm cấp nguyên liệu và chất lượng chè thành phẩm thể hiện tại bảng 3.3 và 3.4

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của các công thức hái đến phẩm cấp nguyên liệu

 

Chỉ tiêu

 

CT

Tỷ lệ

búp mù xoè

(%)

Phẩm cấp nguyên liệu (%)

Loại A

Loại B

Loại C

1

16,7

25,3

30,7

44,0

2

16,6

29,5

30,1

40,4

3

17,0

29,2

31,5

39,3

4

16,2

32,6

33,5

33,9

5

17,2

31,8

31,6

36,6

Ghi chú:          CT1: Hái san trật 7-10 ngày 1 lứa,  sửa tán bằng

CT2: Hái dãn lứa: 20 -25 ngày 1 lứa, sửa tán bằng

CT3 Hái dãn lứa: 20 -25 ngày 1 lứa, không sửa tán

CT4: Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng

CT5 Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, không sửa tán

*) Tỷ lệ búp mù xòe

Kết quả bảng 3.3 cho thấy: Kỹ thuật hái có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ búp mù xòe, tỷ lệ búp mù xòe dao động trong khoảng 16,2 - 17,2%.

Công thức 4 (Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng) có tỷ lệ búp mù xoè thấp nhất  16,2%; tiếp theo là công thức 1 và 2 tỷ lệ mù xòe từ 16,6 -16,7%; công thức 3 và công thức 5 có tỷ lệ mù xoè cao 17,0-17,2%. Một điều dễ nhận thấy nhất là các công thức không tiến hành sửa tán sau khi hái đều có tỷ lệ búp mù xoè cao hơn so với các công thức có sửa tán. Tỷ lệ búp mù xòe càng thấp thì chè  khô thành phẩm  ít lộ bồm, ngoại hình  đẹp, điểm chất lượng cao.

*) Tỷ lệ chè bánh tẻ

            Công thức 4 và 5 (Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng và không sửa tán) tỷ lệ chè loại A và B cao nhất (loại A:31,8-32,6%; loại B:31,6-33,5%) và loại C thấp nhất (33,9-36,6%). Trong khi đó, công thức 1 (Hái san trật 7-10 ngày 1 lứa,  sửa tán bằng) tỷ lệ chè loại A và B thấp nhất chỉ đạt (loại A: 25,3; loại B: 30,7) và loại C cao nhất (44,0%).

  1. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến chất lượng chè

Theo các nghiên cứu về chất lượng chè thì các chất sinh hóa có trong chè quyết định rất lớn đến chất lượng chè thành phẩm, trong đó quan trọng nhất là các hợp chất tanin, các chất hòa tan, các axit amin, cafein và đường. Hàm lượng các chất này phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó kỹ thuật hái (thời gian giữa các lứa hái) có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tích lũy các chất trong búp chè.

 Kết quả phân tích ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến các chỉ tiêu sinh hóa trong chè thành phẩm thể hiện tại bảng 3.4.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến các chỉ tiêu sinh hóa

trong chè thành phẩm

Chỉ tiêu

 

Công thức

HL

Tanin

%

HL

Chất hòa tan

 %

HL

Axit amin TS

%

HL

Cafein

%

HL

Đường

%

 
 

Công thức 1

24,39

41,14

2,35

2,17

1,62

 

Công thức 2

25,78

43,19

2,48

2,30

2,45

 

Công thức 3

25,22

42,95

2,50

2,29

2,37

 

Công thức 4

27,05

45,78

2,79

2,45

2,60

 

Công thức 5

27,62

45,35

2,81

2,32

2,52

 
 

Ghi chú:          CT1: Hái san trật 7-10 ngày 1 lứa,  sửa tán bằng

CT2: Hái dãn lứa: 20 -25 ngày 1 lứa, sửa tán bằng

CT3: Hái dãn lứa: 20 -25 ngày 1 lứa, không sửa tán

CT4: Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng

CT5 Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, không sửa tán

Hàm lượng các chất sinh hóa trong chè chịu ảnh hưởng của thời gian tích lũy dinh dưỡng giữa các lứa hái. Thời gian giữa các lứa hái càng dài tạo điều kiện cho cây chè có thời gian nghỉ ngơi, đồng thời có thời gian tích lũy và vận chuyển các chất dinh dưỡng đến búp.

Kết quả bảng số liệu 3.4 cho thấy: Thời gian giữa các lứa hái càng ngắn thì chất lượng chè càng thấp và ngược lại. So với đối chứng (công thức 1: Hái san trật 7-10 ngày 1 lứa,  sửa tán bằng), công  thức 4 và công thức 5 (Hái dãn lứa 30-35 ngày 1 lứa, sửa tái bằng và không sửa tán) hàm lượng các chỉ tiêu sinh hóa trong chè cao nhất hàm lượng tanin (27,05-27,62%), chất hòa tan (45,35-45,78%), axitamin (2,79-2,81%), cafein (2,32-2,45%) và đường (2,52-2,60%); Tiếp theo công thức 2 và 3 (Hái dãn lứa 20-25 ngày 1 lứa, sửa tái bằng và không sửa tán).

3.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến một số sâu hại chính trên chè

Chè là cây trồng cho sản phẩm thu hoạch là búp và lá non, những bộ phận này cũng là đối tượng của nhiều loại sâu hại khác nhau trong đó đặc biệt nguy hiểm là sâu hại thuộc nhóm chích hút như: rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, ... Chúng phát sinh phát triển trong những điều kiện khác nhau làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất và chất lượng chè thành phẩm.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của hái đến các loại sâu hại chính trên chè

Chỉ tiêu

Công thức

Rầy xanh (con/khay)

Bọ cánh tơ (con/búp)

Nhện đỏ (con/lá)

Bọ xít muỗi (% búp bị hại)

CT1

9,44

2,85

1,61

0,29

CT2

6,86

1,89

1,46

0,20

CT3

7,08

1,83

1,45

0,18

CT4

6,33

1,81

1,43

0,18

CT5

6,35

1,79

1,50

0,22

LSD0.05

2,56

 

 

 

Ghi chú:          CT1: Hái san trật 7-10 ngày 1 lứa,  sửa tán bằng

CT2: Hái dãn lứa: 20 -25 ngày 1 lứa, sửa tán bằng

CT3 Hái dãn lứa: 20 -25 ngày 1 lứa, không sửa tán

CT4: Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng

CT5 Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, không sửa tán

Kết quả bảng số liệu 3.5 cho thấy: Công thức 1 (Hái san trật 7-10 ngày 1 lứa,  sửa tán bằng) tỷ lệ rầy xanh và bọ cánh tơ hại nặng nhất (rầy xanh: 9,44 con/khay; bọ cánh tơ: 2,85 con/búp) nguyên nhân do hái chè san trật nên trên nương chè luôn tồn tại búp chè là thức ăn và duy trì một số lượng sâu hại liên tục vượt ngưỡng phòng trừ, dẫn đến trong sản xuất phải áp dụng kĩ thuật phun thuốc định kỳ sau mỗi lứa hái, là môt nguyên nhân dư lượng thuốc còn vượt mức cho phép trong một số mẫu sản phảm, và làm chi phí đầu tư tăng. Ở các công thức hái khác tỷ lệ rầy xanh và bọ cánh tơ thấp hơn. Các loại sâu hại như nhện đỏ, bọ xít muỗi tỷ lệ không đáng kể.

3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức hái khác nhau 

Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng để xác định sự đầu tư hay thay thế một biện pháp kỹ thuật tác động so với biện pháp hiện hành. Vì mục đích chính của việc đầu tư hay thay thế là lợi nhuận (hiệu quả kinh tế) mang lại cao hay thấp. Trong thực tế, có những biện pháp kỹ thuật tác động tốt đến sinh trưởng của cây trồng tuy nhiên hiệu quả kinh tế không cao thì không được áp dụng vào thực tiễn mà chỉ mang tính chất nghiên cứu và ngược lại nếu biện pháp kỹ thuật hiệu quả kinh tế cao thì khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Vì thế, khi đưa ra một kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất để thuyết phục được người sản xuất ứng dụng cần phải so sánh được hiệu quả của nó so với kỹ thuật đang dùng.

Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của việc các công thức hái thể hiện ở bảng sau:

 

Bảng 3.6 : Hiệu quả kinh tế của các công thức hái

CT

Thu

Chi

Lợi nhuận (thu-chi)

Tỷ suất lợi nhuận (%)

Năng suất (tấn/ha)

Tỷ lệ nguyên liệu (%)

Tổng thu

Thu hái

Bón phân, làm cỏ, phân bón

Thuốc                          BVTV, công phun

Tổng chi

A

B

C

1

11,24

25,3

30,7

44,0

74,5

16,9

32,7

5,6

55,2

19,3

35,0

2

11,28

29,5

30,1

40,4

76,5

16,9

32,7

4,5

54,1

22,4

41,3

3

11,12

29,2

31,5

39,3

75,6

16,7

32,7

4,5

53,9

21,7

40,3

4

11,21

32,6

33,5

33,9

78,2

16,8

32,7

4,1

53,6

24,6

45,8

5

11,04

31,8

31,6

36,6

76,2

16,6

32,7

4,1

53,4

22,9

42,8

 

Ghi chú: Giá chè búp: Loại A: 7.000 đ/kg; Loại B: 5.000 đ/kg, Loại C: 3.000 đ/kg; Phân HCVS: 4,5 triệu đồng/tấn; Thuê hái:1.500 đ/kg; thuê phun thuốc, làm cỏ, bón phân,…: 100.000 đ/công.

Ghi chú:          CT1: Hái san trật 7-10 ngày 1 lứa,  sửa tán bằng

CT2: Hái dãn lứa: 20 -25 ngày 1 lứa, sửa tán bằng

CT3 Hái dãn lứa: 20 -25 ngày 1 lứa, không sửa tán

CT4: Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng

CT5 Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, không sửa tán

                Kết quả bảng 3.6 cho thấy: Kỹ thuật hái rất khác nhau không tác động lớn tới năng suất các công thức nhưng đã tác động rõ rệt hiệu quả kinh tế. Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng (CT4) cho lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao nhất (lợi nhuận: 24,6 triệu đồng/ha/năm và tỷ suất lợi nhuận: 45,8%) do 2  nguyên nhân chủ yếu:  Nguyên liệu chè búp tốt tỷ lệ chè A+ B cao, tỷ lệ búp mù xòe thấp, tỷ lệ chè C thấp nhất dẫn tới tổng giá trị thu búp cao. Số lần phun thuốc ít giúp giảm chi phí thuốc bảo vệ và công phun  là nguyên nhân giúp tổng chi thấp.

Kết quả này một lần nữa là cơ sở lựa chọn cách hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng vừa đảm bảo năng suất, chất lượng búp vừa giảm chi phí đầu tư, đảm bảo thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật  để búp chè không còn dư lượng hóa chất trong  sản xuất chè an toàn.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận

1. Kỹ thuật hái khác nhau không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây chè.

2. Kỹ thuật hái không ảnh hưởng đến năng suất, các công thức hái có năng suất tương đương dao động trong khoảng từ 11,04-11,28 tấn/ha.

3. Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng (CT4) tỷ lệ búp mù xòe thấp nhất 16,2%, tỷ lệ chè loại A và loại B cao nhất (loại A: 32,6%; loại B: 33,5%) và loại C thấp nhất (33,9%).

4. Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng (CT4) cho chất lượng chè thành phẩm cao hơn các công thức khác với những chỉ tiêu sinh hóa tốt hơn.

5. Kỹ thuật hái khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ sâu bệnh hại chè. CT1 (Hái san trật 7-10 ngày 1 lứa,  sửa tán bằng) tỷ lệ rầy xanh và bọ cánh tơ hại nặng nhất (rầy xanh: 9,44 con/khay; bọ cánh tơ: 2,85 con/búp). Các loại sâu hại như nhện đỏ, bọ xít muỗi tỷ lệ không đáng kể.

6. Hái dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng (CT4) cho lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao nhất đạt (lợi nhuận: 24,6 triệu đồng/ha/năm và tỷ suất lợi nhuận: 45,8%).

4.2. Đề nghị

Từ kết quả theo dõi các kỹ thuật hái khác nhau kết hợp thảo luận góp ý của  nông dân địa phương xã Ba Trại, Ba Vì đề nghị áp dụng kỹ thuật: Hái triệt để dãn lứa: 30-35 ngày 1 lứa, sửa tán bằng,  tạo vườn chè khoẻ,  mật độ búp nhiều. Việc hái triệt để sửa tán có thời gian lứa hái dài, chất lượng nguyên liệu búp  tốt hơn, tỷ lệ búp mù xoè giảm. Mặt khác, phù hợp hình thức hái đổi công giữa các gia đình. Hái  từ 10-20 ngày/lứa thời gian giữa các lứa hái ngắn không thuận lợi trong quá trình bố trí công việc.

Đề nghị các kết quả của đề tài  được triển khai nhân rộng, bổ sung hoàn hiện  quy trình kỹ thuật cho địa phương và các xã lân cận.

Tin đọc nhiều

Đại hội đại biểu Hội Luật gia quận Long Biên khoá IV, nhiệm kỳ 2024-2029

19:26 26/06/2024

HNP - Ngày 26/6, Hội Luật gia quận Long Biên tổ chức Đại hội đại biểu khóa IV, nhiệm kỳ 2024-2029 với nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động Hội trong nhiệm kỳ 2018-2024, đề ra phương hướng trọng tâm nhiệm kỳ 2024-2029; đồng thời bầu Ban Chấp hành quận Hội khoá IV, bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Luật gia thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029.

Triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ

06:39 26/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 1928/UBND-KSTTHC ngày 18/6/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ.

Xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống, phong cách ứng xử

06:37 26/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.

Phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn

21:33 18/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 về việc phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, tỷ lệ 1/500.

Nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân

21:31 18/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 13/6/2024 về việc thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/04/2024 của Thành ủy Hà Nội.