Huyện Thường Tín

Thu Hiền 16:15 07/02/2018

HNP - Thường Tín là huyện ngoại thành nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô hơn 20 km, là nơi hội tụ các tuyến giao thông huyết mạch (Quốc lộ 1A cũ và tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ cùng các tuyến đường tỉnh lộ 427, 429. Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với 3 nhà ga là Thường Tín, Tía và Đỗ Xá, đường thủy nội địa có sông Hồng chảy qua với 2 cảng sông là Hồng Vân và Vạn Điểm…), đó là điều kiện thuận lợi giao thương buôn bán với các tỉnh, thành trong cả nước, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trụ sở UBND huyện Thường Tín

Thông tin chung
- Đơn vị: Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Thường Tín
- Địa chỉ: Thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, TP Hà Nội
- Số điện thoại: (024) 3853296;  Email: vanthu_thuongtin@hanoi.gov.vn
- Diện tích: 127,59 km2
- Dân số: khoảng 236.300 người.
- Các đơn vị hành chính huyện gồm 1 Thị trấn: Thường Tín và 28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Ninh Sở, Nguyễn Trãi, Nghiêm Xuyên, Nhị Khê, Quất Động, Tân Minh, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Vạn Điểm, Văn Bình, Văn Phú, Văn Tự, Vân Tảo.
- Về vị trí địa lý, Thường Tín là một huyện nằm phía Nam của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì, phía Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp sông Hồng và phía Tây giáp huyện Thanh Oai.
Lịch sử hình thành
Thường Tín có tên trên bản đồ Việt Nam từ buổi đầu dựng nước. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì Thường Tín nguyên là đất thuộc quận Giao Chỉ thời Bắc thuộc. Đến các triều đại phong kiến độc lập tự chủ Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý Trần; Thường Tín là châu Thượng Phúc. Thời Hậu Lê (1428-1527), phủ Thường Tín bao gồm 3 huyện: Thanh Đàm (tức Thanh Trì), Phù Vân (tức Phú Xuyên), và Thượng Phúc (tức Thường Tín ngày nay), thuộc Trấn Sơn Nam.
Những năm đầu thế kỷ XIX, theo sử sách của Phan Huy Chú thì phủ Thường Tín nằm ở phía bắc Sơn Nam, các huyện đều men theo đường quan lộ, đất bằng rộng rãi, không có rừng núi, chỉ có dòng sông Tô Lịch bao quanh. Phủ Thường Tín với 3 huyện nên trên tồn tại cho đến triều Nguyễn.
Ngày 01/10/1831, vua Minh Mạng thực hiện cải cách hành chính, chia lại địa phận, tách, nhập một số phủ huyện, bỏ địa danh hành chính lộ, trấn thành lập 18 tỉnh, trong đó, có tỉnh Hà Nội. Huyện Thường Tín (tức Thường Tín) được thành lập, thuộc tỉnh Hà Nội. Phú Xuyên, Thanh Trì được tách thành 2 huyện riêng. Như vậy, huyện Thường Tín được thành lập từ ngày 01/10/1831.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, huyện Thường Tín được đổi tên thành Thường Tín. Suốt thời Pháp thuộc (1884-1945), Thường Tín là một phủ thuộc tỉnh Hà Đông. Trong hơn 100 năm, từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, huyện Thượng Phúc (Thường Tín) dù có tách, nhập hay đổi tên ở cấp tổng hay phủ, cũng không có gì thay đổi. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Thường Tín là một huyện thuộc tỉnh Hà Đông.
Ngày 21/4/1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định số 103-NQ-TVQH, theo đó, huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Tây mới được thành lập do hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây. Khi đó, huyện Thường Tín gồm 32 xã.
Từ ngày 27/12/1975, theo Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn: Hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Hà Sơn Bình, huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 29/12/1978, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội lần thứ 2,  trong đó, có 4 xã ở phía bắc huyện Thường Tín là: Đại Áng, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai được sáp nhập vào huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Huyện Thường Tín còn lại 28 xã.
Ngày 19/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 49/HĐBT thành lập thị trấn Thường Tín trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Văn Bình, Văn Phú và Hà Hồi.
Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII  đã ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Hoà Bình và tỉnh Hà Tây. Theo đó, huyện Thường Tín trở lại thuộc tỉnh Hà Tây. Như vậy, huyện Thường Tín có 1 thị trấn và 28 xã, giữ ổn định đến nay.
Từ ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội. Huyện Thường Tín trực thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
Văn hóa và di tích lịch sử
Thường Tín là vùng giàu truyền thống văn hóa, hiện nay còn lưu giữ, tôn tạo nhiều công trình lịch sử - văn hóa tiêu biểu trong đó có đền thờ Chử Đồng Tử (xã Tự Nhiên) một trong Tứ bất tử của Việt Nam (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Mẫu Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử). Truyền thuyết về Chử Đồng Tử phản ánh sinh động cuộc sống của cư dân Việt Nam khi khai thác đồng bằng sông Hồng.
Ở vị trí cửa ngõ, áo giáp của Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội xưa, trải qua nhiều thời đại, Thường Tín phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. Nhiều nơi trong huyện còn để lại những dấu tích lịch sử phản ánh những trang sử hào hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước: Xã Vân Tảo có đình Xâm Động thờ Linh Lang Đại vương Hoàng Châu, một hoàng tử đời nhà Lý đã có công chống quân xâm lược nhà Tống trên sông Như Nguyệt (sông Cầu thế kỷ thứ XI). Xã Dũng Tiến có đền thờ vua Quang Trung tại khu vực chùa Buộm, thôn Ba Lăng để nhớ ơn người anh hùng áo vải đã chiến thắng hai mươi vạn quân Mãn Thanh mở đầu bằng hai trận Hà Hồi và Ngọc Hồi ngay trên đất Thường Tín (thế kỷ thứ XVIII)…Hiện tại, toàn huyện có hơn 445 công trình tôn giáo, tín ngưỡng và di tích lịch sử, văn hóa với 02 di chỉ khảo cổ, 145 Chùa, 125 Đình; Bên cạnh đó còn có các loại hình khác như Đền, Miếu, Lăng tẩm…trong đó, 110 di tích được xếp hạng (59 di tích cấp quốc gia, 51 di tích cấp thành phố). Tiêu biểu như: Chùa Đại Minh (Thôn Duyên Trường, xã Duyên Thái); Đền Thờ Nguyễn Trãi  ở xã Nhị Khê; chùa Đậu ở xã Nguyễn Trãi; Đình thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung (xã Tự Nhiên bên dòng sông Hồng); Chùa Mui (xã Tô Hiệu); Đền Bộ Đầu (xã Thống Nhất); Đình Là (xã Tân Minh); Lăng đá Quận Vân (xã Vân Tảo); Bến và Đền, chùa Chương Dương (xã Chương Dương); Khu đền Lộ, Xâm Dương, đình chùa đền, lăng Bồ Tát Ninh Xá (xã Ninh Sở); Đền, chùa, đình Vân Trai, Yên Phú (xã Văn Phú); Đình Đan Nhiễm (xã Khánh Hà); Đình Thượng Cung, Ngọc Động (xã Tiền Phong); Chùa Pháp Vân (thôn Văn Giáp, xã Văn Bình)...
Chùa Mui, thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội - di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia
Một trong những di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu là Đình làng Hoàng Xá nơi còn lưu giữ được hơn 10 đạo sắc phong trong đó có 1 đạo sắc thời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng năm 44) và 9 đạo sắc thời Nguyễn được phong vào các thời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định. Thành hoàng được nhân dân phụng thờ tại đình làng và được phong là “Quách Gia Suy linh thánh chi thần” ngài là một trong những tướng lĩnh giỏi của thời nhà Lê phò giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, sau khi mất được triều đình suy tôn là Thành Hoàng và được nhiều làng xã Bắc bộ phụng thờ.
Nằm giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, diện tích rộng, dân số đông, giao thông thủy bộ thuận lợi. Thường Tín có tiềm năng và điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp, giao lưu thương mại, có sắc thái của một huyện ven đô. Với đầu óc sáng tạo và đôi bàn tay tài hoa, người dân Thường Tín sớm làm được nhiều sản phẩm phục vụ dân sinh và trở thành miền quê “đất trăm nghề”. Thường Tín có trên 50 ngành nghề khác nhau, phần lớn là thủ công mỹ nghệ. Nhiều nghề có tính chất cổ truyền và nổi tiếng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề như mây tre đan (Ninh Sở), điêu khắc (Hiền Giang), tiện gỗ (Nhị Khê), thêu ren (Thắng Lợi, Quất Động), sơn mài (Duyên Thái), lược sừng (Thụy Ứng)… Hiện nay, nhều sản phẩm của các làng nghề truyền thống trong huyện đã được bạn bè trong và ngoài nước biết đến.
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, trên cơ sở thế mạnh và tiềm lực của địa phương, kinh tế Thường Tín đã có bước chuyển thực sự và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Với tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm; Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Thường Tín đang ra sức thi đua phấn đấu, đoàn kết một lòng, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xứng với truyền thống “Đất danh hương, huyện anh hùng”.
Tin đọc nhiều

Đại hội đại biểu Hội Luật gia quận Long Biên khoá IV, nhiệm kỳ 2024-2029

19:26 26/06/2024

HNP - Ngày 26/6, Hội Luật gia quận Long Biên tổ chức Đại hội đại biểu khóa IV, nhiệm kỳ 2024-2029 với nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động Hội trong nhiệm kỳ 2018-2024, đề ra phương hướng trọng tâm nhiệm kỳ 2024-2029; đồng thời bầu Ban Chấp hành quận Hội khoá IV, bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Luật gia thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029.

Triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ

06:39 26/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 1928/UBND-KSTTHC ngày 18/6/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ.

Xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống, phong cách ứng xử

06:37 26/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.

Phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn

21:33 18/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 về việc phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, tỷ lệ 1/500.

Nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân

21:31 18/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 13/6/2024 về việc thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/04/2024 của Thành ủy Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Xem
Huyện Đan Phượng
Huyện Đan Phượng
HNP - Huyện Đan Phượng được biết đến là một vùng đất "địa linh nhân kiệt", một địa bàn chiến lược quan trọng trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nhân dân Đan Phượng có truyền thống đoàn kết, hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, giàu tình yêu quê hương đất nước và ý chí kiên cường cách mạng. Mảnh đất này đã sản sinh ra nhiều người con ưu tú làm rạng danh quê hương, đất nước.
22:46 30/03/2018
Huyện Thanh Oai
Huyện Thanh Oai
HNP - Thanh Oai là huyện nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hà Nội. Đây vốn là mảnh đất thuộc kinh thành Thăng Long xưa. Người dân nơi đây cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, quật cường anh dũng chống giặc ngoại xâm với các địa danh cả nước biết đến như “Tam Hưng anh dũng, Quế Sơn kiên cường” trong kháng chiến chống Pháp.
13:05 17/03/2018
Huyện Quốc Oai
Huyện Quốc Oai
HNP - Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, có hệ thống giao thông khá thuận lợi với đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 21A chạy qua cùng tỉnh lộ 80, 81 tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và lĩnh vực dịch vụ - du lịch.
09:04 16/02/2018
Huyện Ba Vì
Huyện Ba Vì
HNP - Nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 60 km về phía Tây Bắc, Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thủy hữu tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh" phía Tây thủ đô Hà Nội.
15:37 12/02/2018
Thị xã Sơn Tây
Thị xã Sơn Tây
HNP - Cách trung tâm thủ đô Hà Nội gần 50km, thị xã Sơn Tây được biết đến như một khu di tích đặc biệt hấp dẫn với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như: hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, Làng cổ Đường Lâm, Đền Và, chùa Mía... Sơn Tây đã trở thành điểm nhấn quan trọng trong bản đồ du lịch của thủ đô Hà Nội.
16:30 07/02/2018
Quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiếm
HNP - Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, nơi hội tụ và kết tinh những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Có diện tích nhỏ nhất Thành phố, nhưng quận Hoàn Kiếm là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố Hà Nội, nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô.
16:03 07/02/2018
Quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy
HNP - Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây, là một trong cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội. Từ xa xưa, mọi người biết đến đó là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, hiếu học và khoa bảng, có nếp sống văn minh, thanh lịch mang đậm đà bản sắc Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Nơi đây chính là một trong “Tứ danh hương: Mỗ-La-Canh-Cót” của đất kinh kỳ Thăng Long xưa.
15:40 06/02/2018
Huyện Sóc Sơn
Huyện Sóc Sơn
HNP - Sóc Sơn là huyện ngoại thành nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội, với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 2; Quốc lộ 3; Quốc lộ 18, đường Bắc Thăng Long Nội Bài, Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai… Đặc biệt, Sóc Sơn có Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và nhiều khu công nghiệp: đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của Sóc Sơn và của Hà Nội trong tương lai.
15:20 06/02/2018
Tin khác
Thống nhất đề nghị công nhận huyện Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Thống nhất đề nghị công nhận huyện Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
HNP - Chiều 22/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đề nghị xét công nhận huyện Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
1 giờ trước
Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh
Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh
HNP - Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2023, định hướng đến năm 2030, Hà Nội đã hoàn thành 8/15 mục tiêu, trong đó có 7 mục tiêu hoàn thành vượt mức; 7/15 mục tiêu đang tiếp tục triển khai thực hiện, trong đó, 1 mục tiêu chưa có hướng dẫn về cách tính và thống kê từ các bộ, ngành.
5 giờ trước
Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi huyện Thanh Trì thành công rực rỡ
Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi huyện Thanh Trì thành công rực rỡ
HNP - Sáng ngày 22/10, huyện Thanh Trì tổ chức Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi (NCT), với sự tham gia của 150 đại biểu đại diện cho hơn 30.330 NCT trên địa bàn. Sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát huy trí tuệ, tiềm năng của người cao tuổi, góp phần xây dựng huyện Thanh Trì và Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.”
5 giờ trước
Quận Đống Đa chọn Đảng bộ phường Quang Trung tổ chức Đại hội điểm
Quận Đống Đa chọn Đảng bộ phường Quang Trung tổ chức Đại hội điểm
HNP - Ban Thường vụ Quận ủy Đống Đa chọn Đảng bộ phường Quang Trung là đơn vị tổ chức Đại hội điểm toàn quận vào tháng 3/2025.
5 giờ trước
Bản giao hưởng hòa bình 2024: Khơi dậy niềm cảm xúc tự hào về mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến
Bản giao hưởng hòa bình 2024: Khơi dậy niềm cảm xúc tự hào về mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến
HNP - Chương trình chính luận nghệ thuật Bản giao hưởng hòa bình 2024 do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), có chủ đề “70 mùa thu vang khúc khải hoàn”, sẽ diễn ra lúc 20h ngày 22/10, tại Nhà hát Hồ Gươm (40 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
5 giờ trước
Làng nghề Bát Tràng hội tụ đủ các yếu tố trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu
Làng nghề Bát Tràng hội tụ đủ các yếu tố trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu
HNP - Trong hai ngày 21 và 22/10, Hội đồng Giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công thế giới đã khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu.
5 giờ trước
Công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Thuỷ lợi, phòng chống thiên tai
Công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Thuỷ lợi, phòng chống thiên tai
HNP – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã ký Quyết định số 5477/QĐ-UBND ngày 18/10/2024 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Thuỷ lợi, phòng chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội.
6 giờ trước
Tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
Tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
HNP – Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 22/10/2024 về việc tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6 giờ trước
Tập trung triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy tại các bến khách ngang sông
Tập trung triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy tại các bến khách ngang sông
HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn ký ban hành Văn bản số 3477/BATGT-VP ngày 21/10/2024 về việc tập trung triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy tại các bến khách ngang sông trên địa bàn Thành phố theo kiến nghị của Đoàn kiểm tra liên ngành.
6 giờ trước
Hà Nội tập huấn triển khai thi hành Luật Đất đai 2024
Hà Nội tập huấn triển khai thi hành Luật Đất đai 2024
HNP - Ngày 22/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn về Luật đất đai 2024, Luật Giá 2023 và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.
6 giờ trước