Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Theo Báo HNMO 15:24 04/09/2024

HNP - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.

Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới- Ảnh 1.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Trân trọng giới thiệu bài viết của GS. TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng sản xuất và từng bước cải tạo, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Quá trình này diễn ra qua nhiều giai đoạn, phản ánh sự vận động và phát triển không ngừng của Cách mạng Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra trang sử mới cho sự phát triển của dân tộc trong điều kiện đất nước vừa giành độc lập đã phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lạc hậu, trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm thực dân đô hộ, Đảng ta đã thực hiện chính sách “người cày có ruộng” nhằm trao ruộng đất về tay nông dân, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hướng tới việc cải tạo quan hệ sản xuất, tạo tiền đề xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn 1954 - 1975, cách mạng nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Ở miền Bắc, lấy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới dựa trên ba trụ cột: chế độ công hữu, quản lý kế hoạch hóa tập trung và phân phối theo lao động [1], đã đưa lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc.

Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, mở ra chương mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1976 trên cơ sở đánh giá đặc điểm lớn của đất nước đó là, từ nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; đã đề ra đường lối: kiên định chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, quyết tâm tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: về quan hệ sản xuất, khoa học - kỹ thuật và tư tưởng văn hóa [2]. Trong đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm.

Từ năm 1979 đến trước Đại hội VI của Đảng năm 1986, đất nước ta đã trải qua những khủng hoảng nghiêm trọng, một phần nguyên nhân do sự thiếu đồng bộ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất [3]. Từ nhận thức đúng đắn đó, Đại hội VI của Đảng đã quyết tâm tiến hành đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5-4-1988 của Bộ Chính trị là bước đột phá về đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp khi chính thức thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ và trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất [4]. Chỉ sau một năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên đã sản xuất được 21,5 triệu tấn lúa và lần đầu tiên xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo. Việc điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp đã tạo động lực mới cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.

2. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội . Ước tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 5,7-5,9%/năm, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực và thế giới; quy mô nền kinh tế tăng 1,45 lần, ước đạt 500 tỷ USD vào năm 2025. Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 3.400 USD đến khoảng 4.650 USD, đưa Việt Nam vào nhóm nước thu nhập trung bình cao vào năm 2025. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; các chính sách điều hành linh hoạt, hiệu quả; vị thế, uy tín quốc tế ngày càng nâng cao; tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, đời sống Nhân dân được cải thiện đáng kể.

Lực lượng lao động ước đạt 53,2 triệu người vào năm 2025, với cơ cấu chuyển dịch tích cực; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm mạnh, còn 25,8%; chất lượng nguồn nhân lực không ngừng nâng cao với 70% lao động qua đào tạo. Nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các lĩnh vực then chốt, như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin được tập trung phát triển, bước đầu hình thành đội ngũ lao động với tư duy số và kỹ năng số ngày càng được nâng cao.

Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới viễn thông và internet băng thông rộng phủ sóng rộng khắp cả nước, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức mới. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển công cụ sản xuất trong nền kinh tế số tạo ra biến đổi sâu sắc của lực lượng sản xuất, dẫn đến những mâu thuẫn mới với quan hệ sản xuất hiện hữu; vừa tạo tiền đề, động lực hình thành phương thức sản xuất mới trong tương lai, vừa đòi hỏi thay đổi căn bản cách thức tổ chức sản xuất và quản lý xã hội. Lực lượng sản xuất mới đang hình thành và phát triển mạnh mẽ; song chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trong khi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ cao, vẫn là thách thức lớn. Quan hệ sản xuất còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong đó, cơ chế, chính sách, pháp luật chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu.

Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin, cho, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Công tác tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức còn thiếu triệt để.

Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn hạn chế. Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao; việc tổ chức vận hành bộ phận “một cửa” các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả.

Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta nhận thức rõ rằng, trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định sự phát triển của quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất phải không ngừng được điều chỉnh để phù hợp với trình độ ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất không theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển tiến bộ của toàn bộ phương thức sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.

3. Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất. Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”, trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số.

Sự thay đổi trong quan hệ sản xuất sẽ tác động mạnh đến kiến trúc thượng tầng, mở ra phương thức mới trong quản trị xã hội, tạo ra những công cụ mới trong quản lý nhà nước, làm thay đổi căn bản cách thức tương tác giữa nhà nước và công dân, giữa các tầng lớp xã hội. Quá trình chuyển đổi số cần được thực hiện toàn diện, đồng bộ, có tính đến mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy sức mạnh của lực lượng sản xuất hiện đại, vừa đảm bảo bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời đại mới. Muốn vậy, người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp và người dân phải nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số; đồng thời cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, sau đây:

Thứ nhất , hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật, kiên định mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời không ngừng đổi mới để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho nền kinh tế số, tạo nền tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thường xuyên rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo... đảm bảo khung pháp lý không trở thành rào cản của sự phát triển, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.

Thứ hai, khơi thông và phát huy tối đa mọi nguồn lực xã hội, đẩy nhanh hiện đại hóa. Có cơ chế, chính sách phù hợp huy động nguồn lực to lớn trong Nhân dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; nguồn lực từ đất đai, tài sản trong xã hội mà người dân đang tích luỹ, biến những tiềm năng này thành động lực, tư liệu sản xuất, để sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát huy tối đa nguồn lực con người - nhân tố quyết định của sự nghiệp đổi mới. Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ ba, cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số. Trong quá trình cải cách, bám sát nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Việc tinh gọn bộ máy phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư , đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Phát triển công dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.

Đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ đồng thời cũng là thách thức trên con đường phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số, tạo ra bước đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước ta, dân tộc ta vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tiên tiến, văn minh, hiện đại”.

------------------------

[1] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, tháng 9/1960.

[2] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, tháng 12/1976.

[3] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12/1986.

[4] Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Tin đọc nhiều

Đại hội đại biểu Hội Luật gia quận Long Biên khoá IV, nhiệm kỳ 2024-2029

19:26 26/06/2024

HNP - Ngày 26/6, Hội Luật gia quận Long Biên tổ chức Đại hội đại biểu khóa IV, nhiệm kỳ 2024-2029 với nhiệm vụ đánh giá kết quả hoạt động Hội trong nhiệm kỳ 2018-2024, đề ra phương hướng trọng tâm nhiệm kỳ 2024-2029; đồng thời bầu Ban Chấp hành quận Hội khoá IV, bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Luật gia thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029.

Triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ

06:39 26/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 1928/UBND-KSTTHC ngày 18/6/2024 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ.

Xây dựng thành phố Hà Nội tiêu biểu về lối sống, phong cách ứng xử

06:37 26/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 14/6/2024 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.

Phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn

21:33 18/06/2024

HNP - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 về việc phê duyệt Phương án vị trí tuyến đường quy hoạch nối từ đê sông Hồng đến khu đô thị Thạch Bàn, quận Long Biên, tỷ lệ 1/500.

Nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân

21:31 18/06/2024

HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 13/6/2024 về việc thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/04/2024 của Thành ủy Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Xem
Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố quyên góp ủng hộ các vùng bị thiệt hại do bão, lũ
Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố quyên góp ủng hộ các vùng bị thiệt hại do bão, lũ
HNP - Hưởng ứng lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ” do Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội phát động, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước” và với tình cảm chân thành, sâu sắc nhất, chiều 10/9, cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội tổ chức quyên góp, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra nhằm chia sẻ khó khăn với các tỉnh, thành bạn.
17:10 26/09/2024
Huyện Thường Tín kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhất
Huyện Thường Tín kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhất
HNP – Sáng 28/8, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thường Tín long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng huyện Thường Tín (28/8/1954 - 28/8/2024) và đón nhận Huân Chương Lao động hạng Nhất. Dự buổi lễ có các đồng chí: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai; Phó Trưởng Đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai.
18:51 23/09/2024
Ưu tiên cấp điện cho các trạm bơm để phục vụ tiêu thoát nước ở huyện Chương Mỹ
Ưu tiên cấp điện cho các trạm bơm để phục vụ tiêu thoát nước ở huyện Chương Mỹ
HNP - Sáng 8/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại huyện Chương Mỹ.
11:40 11/09/2024
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3
HNP - Ngày 8/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn Thành phố. Tham gia đoàn có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương liên quan.
14:09 09/09/2024
Đề cao cảnh giác, phát huy tinh thần “4 tại chỗ” để ứng phó với cơn bão số 3
Đề cao cảnh giác, phát huy tinh thần “4 tại chỗ” để ứng phó với cơn bão số 3
HNP - Chiều 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ban, ngành và trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố để triển khai công tác ứng phó với siêu bão Yagi (cơn bão số 3). Tham dự tại điểm cầu Hà Nội có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản; Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền và các thành viên…
14:05 09/09/2024
Trường THCS Vạn Phúc: Xứng đáng là điểm sáng ngành giáo dục huyện Thanh Trì
Trường THCS Vạn Phúc: Xứng đáng là điểm sáng ngành giáo dục huyện Thanh Trì
HNP - Sáng 4/9, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đã dự lễ khai giảng năm học mới tại trường Trung học cơ sở Vạn Phúc, huyện Thanh Trì; gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/102024), giải phóng huyện Thanh Trì (06/10/1954-06/10/2024) và đón Bằng công nhận “Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2”
14:11 06/09/2024
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao Huy hiệu Đảng tặng đảng viên quận Thanh Xuân
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao Huy hiệu Đảng tặng đảng viên quận Thanh Xuân
HNP - Chiều 27/8, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 80, 75, 70, 65, 60, 55 tuổi Đảng đợt 2/9/2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dự và trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
15:23 04/09/2024
Khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Khai mạc Triển lãm Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
HNP - Chiều 30/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải và Triển lãm cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) với chủ đề “Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới”.
15:22 04/09/2024
Tin khác
Hà Nội tiên phong xây dựng Thành phố thông minh
Hà Nội tiên phong xây dựng Thành phố thông minh
Sáng 2/10, trong khuôn khổ ngày Thẻ Việt Nam 2024, hội thảo“Hà Nội-Thành phố thông minh và hệ sinh thái ngân hàng mở” do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Báo Tiền Phong và Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức. Tới dự có các đồng chí: Phạm Tiến Dũng Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước; Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
07:20 03/10/2024
Khai mạc Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024
Khai mạc Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024
Tối 20/9, Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 có chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử” đã chính thức khai mạc tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và một số điểm du lịch trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch lớn của Thành phố, đồng thời là chương trình hưởng ứng hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Tới dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền; Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhà nước Palestine tại Việt Nam Saadi Salama cùng đại diện các tỉnh, thành phố và đại diện các đại sứ quán
14:38 24/09/2024
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải tiếp Thị trưởng Trung tâm tài chính London
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải tiếp Thị trưởng Trung tâm tài chính London
Ngày 18/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã tiếp đoàn doanh nghiệp Anh do ông Michael Mainelli, Thị trưởng Trung tâm tài chính London dẫn đầu tới thăm và làm việc tại Việt Nam
14:38 24/09/2024
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội: Quyết tâm bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân, nhất là hộ ven đê
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội: Quyết tâm bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân, nhất là hộ ven đê
Chiều qua 10/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại đê sông Hồng (đoạn Liên Mạc), quận Bắc Từ Liêm. Cùng tham gia kiểm tra có Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ Hoàng Trọng Quyết.
14:37 24/09/2024
Triển lãm 3D về cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Thủ đô
Triển lãm 3D về cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Thủ đô
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 20/9, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp Trung tâm Lưu trữ quốc gia I khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến với tên gọi “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
14:36 24/09/2024
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tiếp Đoàn Vụ trưởng và Trưởng ban Giao thông của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Paris.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tiếp Đoàn Vụ trưởng và Trưởng ban Giao thông của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Paris.
Chiều 20/9, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã tiếp đoàn Vụ trưởng và Trưởng ban Giao thông của Hội sở Cơ quan phát triển Pháp (AFD) do ông Cyrille Bellier, Vụ Trưởng Vụ Châu Á - Trung Đông - Châu Âu dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
14:36 24/09/2024
Chủ tịch UBND Thành phố tiếp Đại sứ Pháp tại Việt Nam
Chủ tịch UBND Thành phố tiếp Đại sứ Pháp tại Việt Nam
Ngày 12/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet tới bàn thảo các vấn đề hợp tác cùng quan tâm.
14:35 24/09/2024
Văn phòng UBND Thành phố phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Văn phòng UBND Thành phố phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Sáng 11/9, tại trụ sở UBND Thành phố, Công đoàn cơ quan Văn phòng UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra nhằm chia sẻ khó khăn với các tỉnh, thành bạn. Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố: Hà Minh Hải, Vũ Thu Hà cùng tham dự.
14:35 24/09/2024
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà số 67
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà số 67
HNP - Chiều 23/8, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, dẫn đầu Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Nhà số 67, Khu di tích quốc gia đặc biệt Phủ Chủ tịch, quận Ba Đình, Hà Nội.
18:51 23/09/2024
Huyện Quốc Oai: Thực hiện phương châm “ba sẵn sàng”, “bốn tại chỗ” ứng phó với mưa bão
Huyện Quốc Oai: Thực hiện phương châm “ba sẵn sàng”, “bốn tại chỗ” ứng phó với mưa bão
HNP - Sáng 7/9, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, Phó Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại huyện Quốc Oai.
11:39 11/09/2024